Khánh Hòa: Kéo dài phương án giao khoán bảo vệ rừng

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/5/2022 | 4:20:52 PM

QLMT - Ngày 11/5, UBND tỉnh Khánh Hòa có công văn về việc kéo dài phương án giao khoán bảo vệ rừng tại huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong năm 2022.


Ảnh minh họa

Theo đó, tỉnh thống nhất với đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục kéo dài phương án giao khoán bảo vệ rừng khu vực Hòn Hèo (Ninh Hòa) và khu vực vịnh Vân Phong (Vạn Ninh) cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đến hết năm 2022; giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, hướng dẫn Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND thị xã Ninh Hòa, UBND huyện Vạn Ninh thực hiện các thủ tục giao khoán bảo vệ rừng theo đúng quy định, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 15-5.

Được biết, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã giao khoán bảo vệ rừng với diện tích hơn 4.800ha khu vực vịnh Vân Phong (Vạn Ninh) và hơn 5.330ha khu vực Hòn Hèo (Ninh Hòa) cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh bảo vệ. Năm 2021, tỉnh tiếp tục kéo dài phương án giao khoán bảo vệ 2 khu vực này đến hết năm 2021.

Năm 2022, trong khi chờ Tổng cục Lâm nghiệp có ý kiến hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Trung ương ban hành chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp, UBND tỉnh thống nhất chủ trương tiếp tục giao khoán bảo vệ rừng 2 khu vực nêu trên cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đến hết năm 2022.

Minh Anh (T/h)

Tags Khánh Hòa bảo vệ rừng giao khoán

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục