QLMT - Bà rịa - Vũng Tàu đang xây dựng kế hoạch cải tạo đất, biến những bãi rác cũ thành những rừng cây trong tương lai.
Bãi chôn lấp rác Phước Cơ thuộc phường 12 (TP.Vũng Tàu) hoạt động từ năm 1990 với diện tích 4,1ha. Từ tháng 8/2004, TP.Vũng Tàu đã đóng cửa bãi rác Phước Cơ. Đầu năm 2015, dự án "Cải tạo, khôi phục môi trường bãi rác Phước Cơ” đã được thực hiện với các phần việc quan trọng như đóng cửa trạm trung chuyển; đào bốc lớp đất lẫn rác bị ô nhiễm mang đi xử lý; cải tạo, rắc vôi vào nền đáy bãi rác; đổ đất, san lấp trả lại cao độ ban đầu; trồng cây xanh tạo cảnh quan và xây dựng hàng rào chung quanh khu đất. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích các thông số ô nhiễm trong môi trường đất tại 6 bãi chôn lấp của Sở TN-MT năm 2021 cho thấy, bãi chôn lấp Phước Cơ (TP. Vũng Tàu) vẫn có thông số ô nhiễm trong đất vượt ngưỡng cho phép của QCVN 07:2009/BTNMT.
Nhân viên Viện Môi trường - Tài nguyên lấy mẫu khí thải tại bãi chôn lấp CTR sinh hoạt Phước Cơ (TP. Vũng Tàu) sau khi khắc phục và xử lý ô nhiễm. Ảnh: ITN
Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để sớm cải tạo, phục hồi môi trường bãi chôn lấp Phước Cơ, tránh tác động đến môi trường chung quanh, đồng thời tạo mặt bằng nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng đất, phát triển kinh tế - xã hội của TP.Vũng Tàu, Sở TNMT đã đề xuất UBND tỉnh giải pháp đào bốc khối lượng chất thải rắn còn tồn đọng tại bãi chôn lấp Phước Cơ (khoảng 4.518 tấn) để vận chuyển về Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên. Đồng thời, các biện pháp cần kiểm soát sau khi xử lý như thông báo công khai và tiến hành lắp biển cảnh báo, ngăn chặn người dân xâm nhập vào khu vực; theo dõi, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường chung quanh và công bố thông tin.
Bên cạnh đó còn 5 bãi chôn lấp Suối Rao (huyện Châu Đức), Láng Dài (huyện Đất Đỏ), Gò Cà, Bình Châu, Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc) qua kết quả khảo sát, đánh giá cho thấy tác động của bãi chôn rác đến môi trường chung quanh (đất, nước, không khí, sinh thái và con người) là không đáng kể. Do đó, Sở TNMT đề xuất phương án giữ nguyên hiện trạng, không cần phải thực hiện bốc dỡ mà tập trung trồng cây tràm keo trên bề mặt để giảm thiểu ô nhiễm xói mòn, sạt lở và sự xâm nhập của nước mưa đến tầng chôn lấp; giảm thiểu mùi hôi từ khu trung chuyển chất thải rắn đang hoạt động trên nền bãi chôn lấp cũ.
Việc trồng keo có thể cho hộ dân thuê theo giai đoạn tùy thuộc vào chủ trương quy hoạch của địa phương, nhằm giảm thiểu chi phí giám sát cũng như tạo thu nhập cho hộ dân chung quanh.
Lâm Hà (T/H)
Tags
Bà Rịa - Vũng Tàu
bãi rác cũ
trồng cây
cải tạo môi trường
bãi chôn lấp rác Phước Cơ
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.