'Đến không mang theo nhựa, đi để lại yêu thương'

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/5/2022 | 10:50:59 AM

QLMT - Mới đây, UBND huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF-Việt Nam) khởi động chiến dịch giảm rác thải nhựa với thông điệp "Đến không mang theo nhựa, đi để lại yêu thương".

'Đến không mang theo nhựa, đi để lại yêu thương'
Bãi biển sạch và đẹp tại Côn Đảo. Ảnh: ITN

Chiến dịch giảm nhựa nói trên đã được lan tỏa bằng chuỗi hoạt động sôi nổi và thiết thực như: Tổ chức tuần lễ giảm nhựa; Triển lãm "Du hí biển nhựa" kết hợp "Ngày hội Đổi rác lấy quà"; phát Sổ tay giảm nhựa cùng với thông điệp "Tôi chọn giảm nhựa" khi du lịch Côn Đảo tại một số khách sạn… Đặc biệt, ngày 26/3/2022 vừa qua, UBND huyện Côn Đảo đã chính thức ký cam kết trở thành đô thị giảm nhựa, hướng tới mục tiêu không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030.

Thời gian vừa qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm sụt giảm nguồn thu ngân sách từ ngành du lịch, nhưng đây lại chính là cơ hội để môi trường thiên nhiên được phục hồi.

Tuy nhiên, với trạng thái bình thường mới, ngành du lịch đã phục hồi và mở cửa đón khách du lịch trở lại. Nhiều địa phương có bãi biển, ngoài việc tổ chức các hoạt động để thu hút khách, phục hồi nền kinh tế địa phương phát triển thì việc bảo vệ môi trường biển cũng đã được ưu tiên đưa lên hàng đầu.

Tại nhiều bãi biển như Cát Bà (Hải Phòng), Phan Thiết (Ninh Thuận), Bãi Cháy (Quảng Ninh)…, nhiều chương trình tuyên truyền, khuyến khích giảm rác thải nhựa cũng đã được giới thiệu nhằm thay đổi thói quen của khách du lịch để giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường thiên nhiên.

Theo nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch), trước khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, ước tính các vùng ven biển, khu du lịch biển hàng năm thu hút khoảng 70% lượng khách quốc tế tới Việt Nam, 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu từ ngành du lịch cả nước.

Tuy nhiên, mặt trái của phát triển du lịch biển chính là ô nhiễm môi trường biển. Theo kết quả giám sát môi trường hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi khách du lịch lưu trú có lượng rác thải khoảng 1,2kg/ngày đêm; mỗi khách du lịch không lưu trú có lượng rác thải trung bình khoảng 0,5kg/ngày. Trong đó, rác thải nhựa là túi nilon, cốc nhựa, chai nhựa, hộp nhựa, hộp xốp…chiếm khoảng 60%.

Điều đáng nói là, các loại rác thải này phải mất ít nhất từ 100 đến 200 năm mới có thể phân hủy được. Do đó vừa làm mất mỹ quan của bãi biển vừa gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Đã từng có nhiều bãi biển, khách du lịch chỉ dám đứng trên bờ ngắm biển thay vì tắm biển do chất lượng nước biển bị ô nhiễm và các rác thải nhựa trôi dạt ven bờ…

Hải Thanh

Tags rác thải nhựa túi nilon bảo vệ môi trường biển du lịch biển

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục