Hà Tĩnh lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về ô nhiễm môi trường

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/4/2022 | 3:50:02 PM

Các cá nhân, tổ chức có thể phản ánh thông tin tới đường dây nóng về ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh thông qua số điện thoại và email được hoạt động thông suốt, liên tục 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ lễ.

Ông Trần Hữu Tình - Trưởng phòng Môi trường (Sở TN&MT Hà Tĩnh) cho hay: Hà Tĩnh vừa thiết lập đường dây nóng (số điện thoại và thư điện tử) cấp tỉnh và cấp huyện để tiếp nhận phản ánh về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.


Đường dây nóng cấp tỉnh và cấp huyện ở Hà Tĩnh về ô nhiễm môi trường.

Việc thiết lập đường dây nóng ở Hà Tĩnh thực hiện theo chỉ đạo của Bộ TN&MT và UBND tỉnh trong tăng cường tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Đường dây nóng cấp tỉnh sẽ do Sở TN&MT phụ trách, đường dây nóng cấp huyện (ngoại trừ UBND huyện Nghi Xuân chưa cập nhật số điện thoại và email) do cán bộ chuyên môn của địa phương chịu trách nhiệm vận hành.

Sở TN&MT và các huyện, thị xã, thành phố sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh qua đường dây nóng thì sẽ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xác minh, làm rõ và triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.


Việc lập đường dây nóng về ô nhiễm môi trường nhằm nâng cao công tác bảo vệ môi trường đồng thời tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân.

Theo Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường do Bộ trưởng Bộ TN&MT ban hành theo Quyết định số 174/QĐ-BTNMT ngày 24/01/2022 thì nguyên tắc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng gồm 10 nội dung. Trong đó, có một số nội sung đáng chú ý như: Việc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; được thực hiện theo chế độ "khẩn” và ưu tiên.

Đảm bảo giữ bí mật về danh tính, điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin cũng như đảm bảo bí mật thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Việc cung cấp thông tin đường dây nóng phải đảm bảo nêu đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định và được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt; từ chối tiếp nhận thông tin trong trường hợp nội dung phản ánh, kiến nghị không rõ ràng (không thể xác định được vụ việc cụ thể, địa điểm xảy ra).

Việc tiếp nhận thông tin đường dây nóng phải đảm bảo thông suốt, liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ.

Cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành đường dây nóng có trách nhiệm tiếp nhận mọi phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân thông qua đường dây nóng.

Cơ quan tiếp nhận thông tin đường dây nóng có trách nhiệm phản hồi thông tin cho người cung cấp thông tin...

Theo báo Hà Tĩnh

Tags đường dây nóng Hà Tĩnh ô nhiễm môi trường phản ánh

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục