Gia tăng đầu tư cho giảm phát thải

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/4/2022 | 4:17:11 PM

QLMT - Các ước tính về chi phí giảm phát thải cho quá trình chuyển dịch carbon thấp có xu hướng bị đánh giá quá cao, thiếu phần lợi ích từ việc giảm đầu tư cơ sở hạ tầng gây ô nhiễm tương ứng, hoặc giảm thiểu tác động khí hậu tránh được và chi phí thích ứng.

Theo tính toán của nhóm tác giả báo cáo Giảm thiểu biến đổi khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC, giai đoạn 2020 đến năm 2030, đầu tư hàng năm cần lớn hơn từ 3 đến 6 lần mức hiện tại trên tất cả các lĩnh vực để hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5°C. Chúng ta có đủ vốn và thanh khoản để thu hẹp khoảng cách đầu tư và cung cấp đầu tư cần thiết cho quá trình chuyển dịch, trong khi các dòng tài chính công và tư cho nhiên liệu hóa thạch vẫn lớn hơn dòng tài chính cho thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.


Cần tăng đầu tư cho các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Xóa bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch sẽ làm giảm phát thải, cải thiện doanh thu công và hiệu quả kinh tế vĩ mô, đồng thời mang lại các lợi ích khác về môi trường và phát triển bền vững; có thể giảm phát thải khí nhà kính tới 10% vào năm 2030. Thực tế cho thấy, các dòng tài chính khí hậu công và tư được huy động từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển vẫn thấp hơn mục tiêu 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020, theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris.

Theo ông Laurence Tubiana, Giám đốc điều hành, Tổ chức Khí hậu Châu Âu, "Báo cáo mới nhất của IPCC nêu rõ rằng cách nhanh nhất mà các chính phủ có thể đảm bảo an ninh năng lượng và cắt giảm chi phí là đầu tư vào năng lượng sạch và dịch chuyển khỏi các tài sản nhiên liệu hóa thạch. Cơ sở hạ tầng khí đốt, dầu mỏ và than mới sẽ không chỉ làm tăng thêm thiệt hại khắc nghiệt về khí hậu mà chúng ta đã phải đối mặt mà còn tạo ra vòng xoáy địa chính trị đáng sợ của nhiên liệu hóa thạch, vốn thường có liên quan đến căng thẳng, xung đột và biến động kinh tế vĩ mô”.

Dave Jones, trưởng chương trình toàn cầu của tổ chức Ember khẳng định, một tương lai điện khí hóa sạch là con đường dẫn đến một khí hậu an toàn. Từ lâu, chúng ta đã biết rằng điện than phải bị loại bỏ trong thập kỷ này, nhưng báo cáo mới nhất của IPCC đã làm rõ điều đó. Năng lượng gió và năng lượng mặt trời rẻ, sạch, an toàn và có thể mở rộng và sẽ là xương sống của hệ thống điện trong tương lai. Nhưng hiện tại, các chính phủ đang không hành động với mức độ khẩn cấp cần thiết. Sự phát triển kỷ lục của điện gió và điện mặt trời cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng. Giờ đây, chúng ta cần tiếp tục phá vỡ các kỷ lục để đạt được 100% điện sạch càng nhanh càng tốt.

Tú Anh (T/H)

Tags giảm phát thải carbon thấp biến đổi khí hậu Thỏa thuận Paris

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục