Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm nặm nhờ xả nước thuỷ điện

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/3/2022 | 11:18:45 AM

QLMT - Xâm nhập mặn trong tháng 3/2022 tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có xu hướng giảm dần. Việc xả nước gia tăng từ thủy điện ở thượng nguồn sẽ có tác động tích cực đến nguồn nước ĐBSCL từ ngày 25/3 trở đi, góp phần giảm mặn ở đầu tháng 4.

Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm nặm nhờ xả nước thuỷ điện

Từ ngày 1/3 đến nay, các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Cửu Long có lưu lượng xả về hạ lưu đã tăng dần, hiện lưu lượng đạt khoảng 2.300m3/s. Theo dự tính, mực nước cao nhất trên ĐBSCL sẽ tăng thêm khoảng 6 - 10 cm.

Dự báo xâm nhập mặn lớn nhất trong tháng 3 với ranh mặn 1g/l trên sông Tiền 52 - 54 km; sông Hàm Luông 68 - 72 km, các cửa sông khác 54 - 60 km; trên hệ thống sông Vàm Cỏ mặn vào sâu 90 - 100km.

Tiềm năng nguồn nước tự nhiên về ĐBSCL mùa khô 2021 - 2022 thuộc năm thủy văn ít nước. Tuy nhiên, do có điều tiết gia tăng từ các thuỷ điện trên lưu vực, mưa trái mùa diện rộng đã xuất hiện ở đồng bằng, xâm nhập mặn trong tháng 3/2022 có xu hướng giảm dần.

Từ đầu tháng 3 đến nay, xuất hiện mưa nhỏ ở một vài nơi thuộc các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL như: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng… với lượng trung bình khoảng 10 mm. Dự báo từ nay đến cuối tháng 3, tiếp tục có mưa xuất hiện trên toàn vùng với lượng khoảng 10 - 20mm, đặc biệt ở vùng thượng ĐBSCL (bao gồm Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên) có thể lên tới 30mm. Cùng với mưa, việc xả nước gia tăng từ thủy điện ở Trung Quốc sẽ có tác động tích cực đến ĐBSCL từ 25/3 trở đi, góp phần giảm mặn ở đầu tháng 4. Nguồn nước dồi dào, đảm bảo thực hiện các kế hoạch sản xuất cho vùng thượng ĐBSCL (bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ).

Hải Thanh


Tags ĐBSCL xả nước thuỷ điện giảm nặm nguồn nước hồ chứa thủy điện

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục