Cần thiết phải triển khai sớm nhóm giải pháp về biển
- Cập nhật: Thứ ba, 22/3/2022 | 4:32:34 PM
QLMT - Đứng trước sự suy giảm hệ sinh thái tại các đại đương, năm 2017 Liên hợp quốc đã khởi động một Hội nghị đại dương để bàn các giải pháp đê khôi phục sức khoẻ của đại dương. Theo kế hoạch, Hội nghị lần thứ hai sẽ diễn ra từ ngày 25/6 - 1/7/2022 tại Lisbon, Bồ Đào Nha.
Ông Peter Thompson, đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về đại dương cho biết, Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc năm 2017 đã đặt mục tiêu đến năm 2020, sẽ có 10% đại dương được bao phủ trong các Khu bảo tồn biển (MPA), nhưng chúng ta chỉ đạt được 8% vào năm 2022. Điều này cho thấy thực tế là chúng ta cần phải làm nhiều việc hơn nữa, bởi vì các Khu bảo tồn biển là một phần thiết yếu trong việc cứu đại dương lành mạnh hơn.
Có hàng nghìn giải pháp để bảo vệ đại dương và rất nhiều giải pháp trong đó sẽ được đưa ra tại Hội nghị Đại dương của Liên Hợp Quốc lần thứ hai. Một giải pháp mà Thomson muốn đề cập đến là dinh dưỡng vì đại dương chính là nơi cung cấp oxy, thực phẩm và sinh kế cho chúng ta. Hàng tỷ người, động và thực vật sống dựa vào đại dương. Tất cả chúng ta đều biết rằng, biển là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe so với một số nguồn khác trên đất liền.
Đáng buồn, sự vô tâm của con người đã làm cho lượng vi nhựa đổ vào đại dương ngày càng tăng. Tất nhiên, vi nhựa sẽ quay trở lại với con người khi họ ăn cá, vì cá đã ăn phải vi nhựa trong đại dương. Vòng tuần hoàn đó đang diễn ra, cho dù mọi người có nhận ra hay không.
Dưới góc độ cá nhân, trước hết mỗi người hãy nghĩ đến giải pháp giảm thiểu chất thải từ nguồn ra biển, điều này rất quan trọng. Giải quyết vấn đề chất thải ra biển thực sự quan trọng, điều đó liên quan đến các ngành công nghiệp, nông nghiệp, các chất hóa học đang chảy xuống các cống và sông, đổ ra biển và đầu độc các đầm phá mà chúng ta dựa vào để có hệ sinh thái biển lành mạnh.
Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về đại dương kêu gọi: "Trong bối cảnh ô nhiễm, chúng ta hãy xây dựng thói quen hành vi tốt hơn. Chẳng hạn, hãy nhìn vào việc sử dụng nhựa của bạn và nghĩ bạn có thực sự cần tất cả số lượng nhựa đó trong cuộc sống của mình không? Tôi tin rằng chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một cuộc sống không có nhựa”.
Tiến trình bảo vệ đại dương là tất cả những việc cần làm để thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 14 "Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, vùng biển và các nguồn tài nguyên biển để phát triển bền vững” (SDG 14). Để làm được như vậy, cần giải quyết các mục tiêu về ô nhiễm; đánh bắt quá mức; tác động của khí thải nhà kín; đưa công nghệ hàng hải vào đúng vị trí... Những việc này rất khả thi và dự báo chúng ta sẽ đạt được các mục tiêu trên vào năm 2030.
Các mục tiêu như SDG 14,6: loại bỏ trợ cấp nghề cá đánh bắt quá mức và đánh bắt bất hợp pháp... cũng sẽ là một hành động rất khả thi và thời điểm để thực hiện là tại Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 12 của Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 6 năm nay.
Hội nghị đại dương lần thứ hai tại Lisbon, Bồ Đào Nha sẽ tạo cơ hội quan trọng để huy động quan hệ đối tác và tăng cường đầu tư vào các phương pháp tiếp cận dựa trên khoa học. Đây cũng sẽ là thời điểm để các chính phủ, các ngành công nghiệp và xã hội dân sự hợp lực và hành động.
Hải Thanh
Tags hệ sinh thái biển sinh vật biển biển
Các tin khác
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.