TP. Hồ Chí Minh sẽ phân chia vùng thoát nước thải

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/7/2021 | 10:19:23 AM

Theo kế hoạch, thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2030, 100% nước thải sinh hoạt và sản xuất được xử lý đạt chuẩn.

Nhà máy Xử lý nước thải tập trung Bình Hưng Hòa - TP. Hồ Chí Minh
Nhà máy Xử lý nước thải tập trung Bình Hưng Hòa - TP. Hồ Chí Minh

Dự kiến, thành phố sẽ thực hiện phân chia vùng thoát nước thải. Theo đó, thành phố sẽ kết hợp sử dụng giếng tách dòng và hệ thống cống bao để tách và thu gom nước thải cũng như hệ thống thoát nước riêng cho các khu đô thị mới.

Riêng khu vực có mật độ dân số thấp (dưới 200 người/ha), thành phố sẽ phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải theo từng cụm dân cư nhỏ.

Ngoài ra, thành phố cũng sẽ phân vùng thoát nước thải, trong đó khu vực có mật độ dân cư tập trung cao bao gồm khu nội thành hiện hữu và khu nội thành phát triển; các khu đô thị mới sẽ phân chia thành 12 lưu vực thoát nước thải.

Hiện, thành phố đang đẩy nhanh việc kêu gọi nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy xử lý nước thải với mục tiêu năm 2025, thành phố phải hình thành thêm 12 nhà máy xử lý nước thải. Các dự án mời gọi đầu tư có thể kể đến gồm nhà máy Tây Sài Gòn công suất 150.000 m3/ngày, nhà máy Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000 m3/ngày; nâng cấp, mở rộng Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (Nhà máy Xử lý nước thải Bình Tân) công suất 180.000 m3/ngày…

Nguồn: Bộ TN&MT

Tags TP. Hồ Chí Minh phân chia vùng thoát nước thải nước thải sinh hoạt xử lý nước thải

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục