Họp bàn tìm điểm đột phá trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/7/2021 | 4:36:08 PM

Chiều ngày 01/7, tại Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại cuộc họp bàn về việc xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân đã chỉ đạo - “Phải tìm đươc điểm đột phá khi xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, để Việt Nam ngăn chặn được đà suy thoái của các hệ sinh thái, mất cân bằng đa dạng sinh học, khẩn trương hành động để phục hồi đa dạng sinh học vì lợi ích của con người và thiên nhiên".

Tham dự cuộc họp còn có đại diện Tổng cục Môi trường, Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

​Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp.
​Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp.

Phải giữ được "mảng xanh môi trường"

Theo đại diện Tổng cục Môi trường, dù đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Tình hình đa dạng sinh học vẫn tiếp tục bị suy giảm, đặc biệt ở cấp độ hệ sinh thái và loài, các giá trị của đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái chưa được phát huy để đóng góp chung vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Cụ thể, các hệ sinh thái trên cạn, đặc biệt là hệ sinh thái rừng được mở rộng về diện tích nhưng thường là rừng trồng thuần loài nên mức độ đa dạng sinh học có xu hướng suy giảm. Các hệ sinh thái đất ngập nước, thảm cỏ biển, rạn san hộ đang bị suy giảm mạnh về diện tích và suy thoái về đa dạng sinh học ở nhiều mức độ khác nhau. Số lượng các loài bị đe dọa được đề xuất đưa vào Sách đỏ giai đoạn tới tăng lên nhiều so với số loài ghi trong Sách đỏ, Danh lục đỏ 2007; số lượng cá thể của các loài nguy cấp bị giảm nghiêm trọng, thậm chí một số loài đã lâu không thấy xuất hiện trở lại. Mức độ xói mòn nguồn gen trong tự nhiên, sản xuất và trong lưu giữ bảo quản còn cao; một số nguồn gen có số lượng cá thể quá ít (chỉ bằng 1/10 so với quy định của FAO) nên dễ mất sự đa dạng, dễ bị đồng huyết, cận huyết)) và suy giảm chất lượng.

Trong khi đó, toàn cầu đang đứng trước mối đe dọa khủng hoảng về suy thoái đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên gay gắt; các mục tiêu bảo tồn và phát triển có xu hướng xung đột nhiều hơn trong khi đó các giá trị đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái chưa được đánh giá và phát huy để đưa lại lợi ích cho toàn xã hội.

Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, Chiến lược Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đa cần đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược để giải quyết hài hòa các mục tiêu nhằm hướng tới mục tiêu chung của thế giới "con người sống hài hòa với thiên nhiên".

Theo đó, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần dựa trên cơ sở đánh giá việc thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các đánh giá chuyên đề về tình trạng và diễn biến đa dạng sinh học, các chiến lược ngành và lĩnh vực trong thời kỳ và Khung chiến lược toàn cầu về đa dạng sinh học đến năm 2030.

Thứ trưởng nhấn mạnh, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học cần tương thích với Chiến lược toàn cầu về đa dạng sinh học ở quan điểm, cách tiếp cận; đồng thời, cũng đáp ứng yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học đang được đặt ra trong nhiều quyết sách của Đảng và Nhà nước. Xác định rõ vị trí của chiến lược này trong mối tương quan với các Luật, chiến lược, công ước về đa dạng sinh học.

"Chiến lược này phải kế thừa và phát huy những kết quả của Chiến lược giai đoạn trước; đặc biệt chú trọng đến sự phát triển về đa dạng sinh học, đưa ra những điểm đột phá trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Đây chính là căn cứ pháp lý để giữ được mảng xanh môi trường", Thứ trưởng nói.

Cần định giá, bảo tồn, khôi phục đa dạng sinh học

Bàn đến việc quản lý đa dạng sinh học trong giai đoạn mới, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài cho rằng, có 3 nhóm vấn đề cần tập trung: Một là phuc hồi đa dạng sinh học (gồm các đối tượng như nguồn gen, cây trồng vật nuôi, hệ sinh thái); Hai là khai thác sử dụng bền vững đa dạng sinh học; Ba là kiểm soát tác động xấu từ phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài phát biểu tại cuộc họp
Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài phát biểu tại cuộc họp

Muốn bảo vệ được đa dạng sinh học, theo Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tài, cần phải hình thành cơ chế, năng lực để điều tra, đánh giá, kiểm kê, quan trắc, theo dõi, giám sát, đánh giá về đa dạng sinh học.

Đồng quan điểm này, TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT cho rằng, cần đặt ra các nhiệm vụ: định giá, bảo tồn và khôi phục. Giải thích rõ nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học và tìm các biện pháp để giảm áp lực lên đa dạng sinh học trong tương lai. Cùng với đó, tạo điều kiện để tất cả mọi người được hưởng lợi từ việc bảo tồn đa dạng sinh học.

"Điều quan trọng là phải dựa vào Chiến lược toàn cầu về đa dạng sinh học, đặc biệt là 3 trụ cột: thống kê kiểm kê đa dạng sinh học, đánh giá chi phí lợi ích cho đa dạng sinh học, lồng ghép vào quy hoạch ngành quốc gia. Đây là những bước để Việt Nam vững vàng trong Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái", TS. Nguyễn Đình Thọ góp ý.

Được biết, để xây dựng Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ TN&MT sẽ đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó làm rõ kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Sau đó, tổ chức nghiên cứu bối cảnh quốc tế và trong nước; nhận dạng các cơ hội, thách thức; xác định rõ quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện, cách tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thiện dự thảo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, ý kiến rộng rãi góp ý xây dựng Chiến lược; thực hiện công tác thẩm định, giải trình tiếp thu chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Chiến lược để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo Tổng cục Môi trường

Tags Chiến lược quốc gia đa dạng sinh học Bộ Tài nguyên và Môi trường suy thoái hệ sinh thái thiên nhiên

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục