Phiên họp đặc biệt lần thứ 5 của Liên Hợp Quốc (LHQ) về Nước và Thảm họa thiên tai vừa diễn ra ngày 25/6. Đây là một sự kiện toàn cầu cấp cao tập trung vào các vấn đề liên quan đến nước và thiên tai. Tại phiên họp, các đại diện của các quốc gia thành viên cũng như các bên liên quan khác tiến hành thảo luận về chủ đề này như một yếu tố quan trọng để đạt được phát triển bền vững.
Phiên họp được tổ chức với chủ đề "Xây dựng trở lại bền vững hơn, khả năng chống chịu tốt hơn hơn sau COVID-19” với sự tham gia của các quốc gia như: Hungary, Indonesia, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, Hàn Quốc, Tajikistan, Ban lãnh đạo và các chuyên gia cấp cao về Nước và Thảm họa (HELP), Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia (GRIPS) của Nhật Bản với tư cách là đơn vị đồng tổ chức.
Sự kiện này sẽ tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy các hành động nhằm hiện thực hóa một thế giới bền vững hơn, có khả năng phục hồi và thích ứng với khí hậu sau đại dịch COVID-19 dựa trên các bài học kinh nghiệm từ đại dịch. Sự kiện này cũng là một bước cụ thể các hoạt động khung tăng tốc để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và các chương trình nghị sự đã được thống nhất toàn cầu để trở lại đúng tiến độ bằng cách cung cấp các bài học hữu ích, ý tưởng đổi mới và hiểu biết chung.
Trong nhiều thập kỷ, thiên tai là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng nghèo đói, khoảng 26 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo mỗi năm và làm đảo ngược sự phát triển. Những thảm họa thiên nhiên như vậy hầu như luôn gắn liền với nước như lũ lụt, bão, hạn hán, sóng thần hay lở đất. Do vậy, cuộc khủng hoảng khí hậu hiện đang làm trầm trọng thêm và gia tăng các thảm họa liên quan đến nước, tạo ra những thách thức phức tạp hơn và đe dọa cuộc sống và sinh kế của người dân.
Trong hai thập kỷ qua, các thảm họa liên quan đến khí hậu đã tăng gần gấp đôi số lượng so với hai mươi năm trước đó, ảnh hưởng đến hơn 4 tỷ người. Những thảm họa này đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và gây thiệt hại kinh tế hơn 2,97 nghìn tỷ USD. Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các mô hình mưa, ảnh hưởng đến lượng nước sẵn có, kéo dài thời gian khô hạn và nắng nóng, và làm tăng cường độ của các cơn lốc xoáy, có thể dẫn đến các trận lũ lụt kinh hoàng. Những xu hướng này tạo ra những thách thức to lớn đối với nỗ lực của thế giới nhằm xây dựng các cộng đồng và xã hội bền vững, có khả năng phục hồi cao hơn bằng cách thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Thập kỷ Hành động quốc tế "Nước cho Phát triển Bền vững” và Hội nghị về Nước vào năm 2023 là những cơ hội để cộng đồng quốc tế vận động việc chuyển đổi việc quản lý nước để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững liên quan đến nước.
Tác giả bài viết: Lê Oanh (DWRM dịch)
Nguồn tin: gwp.org
Tags
Liên Hợp Quốc
Nước và Thảm họa thiên tai
Thảm họa thiên tai
Tài nguyên nước
Phát triển bền vững
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.