Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng nhanh trên địa bàn tỉnh, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu vật chất và sử dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng về khối lượng chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực nên một số địa phương trong tỉnh chưa thực sự quan tâm đúng mức cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn; hạ tầng thu gom, lưu giữ, tập kết, trung chuyển, vận chuyển và xử lý rác thải chưa đáp ứng với tình hình thực tế; việc phân loại rác thải tại nguồn mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm, chưa đem lại kết quả thiết thực; rác thải vẫn chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp hoặc bằng các lò đốt cỡ nhỏ không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường…
Thái Nguyên nhiều địa phương vẫn còn tình trạng rác thải được tập kết bừa bãi
Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về quản lý chất thải trong thời gian qua tại Thái Nguyên có sự giao thoa, chồng chéo, chưa phù hợp với nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm.
Do đó mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chị thị đã giao nhiệm vụ đến các cấp, ngành và đặc biệt là người dân trong công tác phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
Theo số liệu của Sở TN&MT Thái Nguyên, hiện lượng rác thải sinh hoạt ở một số địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp và dân cư tập trung đông như: T.P Thái Nguyên khoảng 250 tấn/ngày; huyện Phú Bình từ 12-15 tấn/ngày; T.X Phổ Yên gần 100 tấn/ngày, với tỷ lệ gia tăng ở mức 10-15%/năm. Ngoài ra, lượng chất thải công nghiệp (chất thải thông thường, chất thải nguy hại) cũng đạt hơn 450 tấn/ngày, lượng bùn thải trong khai thác, chế biến khoáng sản phát sinh hàng nghìn m3/ngày.
Các nguồn thải phát sinh, gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là: rác thải, nước thải sinh hoạt; chất thải trong chăn nuôi; chất thải công nghiệp; bùn, nước thải trong khai thác và chế biến khoáng sản… Để giải quyết nguồn thải gây ô nhiễm, cơ quan chức năng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý hiệu quả các nguồn thải. Đối với rác thải sinh hoạt, trước đây, nhiều bãi rác xử lý theo hình thức chôn lấp không đảm bảo quy chuẩn nên đã gây ô nhiễm, phát tán mùi hôi thối, ruồi muỗi khiến người dân sinh sống gần khu vực bức xúc.
Theo Báo Tài nguyên & Môi trường
Tags
Thái Nguyên
Chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.