Nâng cao hiệu quả giám sát, khai thác sử dụng tài nguyên nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/6/2021 | 10:32:50 AM

Chiều 31/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành chủ trì cuộc họp trực tuyến với Cục Quản lý tài nguyên nước và các đơn vị liên quan về sửa đổi, bổ sung Thông tư 47/2017/TT-BTNMT ngày 7/11/2017 của Bộ TN&MT quy định về giám sát, khai thác sử dụng tài nguyên nước.

nang-cao-hieu-qua-giam-sat-khai-thac-su-dung-tai-nguyen-nuoc-1
Thứ trưởng Lê Công Thành phát biểu chỉ đạo cuộc họp trực tuyến 

Thứ trưởng Lê Công Thành ghi nhận tinh thần phối hợp của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện xây dựng dự thảo Thông tư, đồng thời, yêu Cục Quản lý tài nguyên nước cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tiếp thu các ý kiến của các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự thảo Thông tư. Quan điểm của Thứ trưởng là xây dựng một Thông tư mới dựa trên tinh thần phải sát hơn, khoa học hơn, đảm tính bền vững khi đi vào thực tiễn cuộc sống.

Theo đánh giá của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh, Thông tư số 47/TT-BTNMT được ban hành là cuộc cách mạng lớn để tăng cường hiệu lực, hiệu quả về công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước. Tuy vậy, qua thực tiễn 3 năm triển khai thi hành Thông tư số 47/TT-BTNMT với vài chục văn bản của các địa phương và doanh nghiệp đã cho thấy một số quy định của Thông tư 47 có những vướng mắc và đề nghị tháo gỡ đối với công trình khai thác nước dưới đất.

Đối với thiết bị đo lưu lượng giếng (đồng hồ cơ hoặc điện tử) cho kết quả lưu lượng tức thời tại điểm đo là m3/giờ, quy định của giấy phép lưu lượng khai thác tối đa của giếng là m3/ngày đêm, trong thực tế vận hành giếng khai thác không bơm liên tục 24/24 giờ gây khó khăn khi xác định lưu lượng khai thác để giám sát việc thực hiện theo quy định của chủ giấy phép.Cụ thể, một số giếng khoan có đường kính nhỏ không lắp đặt được thiết bị đo mực nước tự động và không đo được mực nước bằng phương pháp thủ công; Thông tư chưa quy định rõ về tần suất, chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước gây khó khăn cho việc thực hiện; Quy định về tần suất giám sát đối với chỉ tiêu giám sát tồn tại một số bất cập.

nang-cao-hieu-qua-giam-sat-khai-thac-su-dung-tai-nguyen-nuoc-2
Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước

Đối với công trình khai thác nước mặt: tần suất quan trắc giám sát quá dầy; khó khăn trong việc lắp đặt thiết bị quan trắc lưu lượng tự động, trực tuyến… Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT là cần thiết nhằm bảo đảm tính khả thi triển khai Thông tư trong thực tế, đảm bảo công tác quản lý Nhà nước. 

Một số ý kiến cho rằng, ngoài việc sửa đổi các quy định để bảo đảm tính rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và minh bạch, phù hợp với tình hình thực tế ở Trung ương và địa phương, đảm bảo tỉnh khả thi, thuận lợi cho các tổ chức cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Thông tư sửa đổi, bổ sung lần này cần bổ sung thêm các quy định về hướng dẫn phương thức kết nối truyền dữ liệu, chia sẻ dữ liệu giữa Trung ương, địa phương và các Bộ, ngành nhằm đảm bảo công khai thông tin, khuyến khích các tổ chức - cá nhân chia sẻ, khai thác thông tin để dữ liệu được sử dụng hiệu quả hơn.

Sửa đổi, bổ sung Điều 4 làm rõ việc đo đạc, giám sát các thông số; Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 về bổ sung quy định cụ thể trách nhiệm đầu tư, xây dựng hệ thống giám sát của Bộ TN&MT; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trách nhiệm đầu tư, lắp đặt các thiết bị đo đạc và các thiết bị khác liên quan theo quy định của các cơ sở có công trình khai thác tài nguyên nước.

Sửa đổi, bổ sung Điều 5 về bổ sung, làm rõ về các thành phần của Hệ thống giám sát; trách nhiệm đầu tư, xây dựng hệ thống giám sát theo từng trường hợp cụ thể, đảm bảo tính khả thi; trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống giám sát; Sửa đổi, bổ sung Điều 6 làm rõ các yêu cầu cụ thể đối với thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu và phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu; Sửa đổi, bổ sung Điều 8 về các yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đo đạc, kết nối, truyền số liệu của cơ sở có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;....


Theo Phương Anh/ baotainguyenmoitruong.vn

Tags tài nguyên nước Bộ TN&MT Lê Công Thành Cục Quản lý tài nguyên nước Thông tư 47/2017/TT-BTNMT

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục