1. Luôn kéo rèm cửa
Theo một nghiên cứu khoa học thì 30% lượng nhiệt không mong muốn đến từ cửa sổ. Do đó, biện pháp đơn giản nhất là luôn kéo rèm cửa và bạn cũng nên lựa chọn những loại rèm có màu sắc tối để tránh bức xạ nhiệt có thể vào được trong phòng. Với biện pháp đơn giản này bạn có thể giúp làm giảm 7% chi phí trên hóa đơn tiền điện và giúp nhiệt độ căn phòng luôn ở mức thấp. Hãy lưu ý đặc biệt là đối với những chiếc cửa sổ kính và có hướng Tây và hướng Nam.
2. Không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt
Hãy biết tận dụng những luồng gió mát tự nhiên vào buổi tối để giúp không khí trong căn phòng của bạn được lưu thông. Do đó không phải lúc nào đóng cửa cũng tốt, hãy đảm bảo không khí có thể lưu thông bằng cách mở các cánh cửa đối diện nhau. Điều này không chỉ giúp lấy gió mát tự nhiên, mà còn giúp không khí trong phòng có nhiều oxy hơn và làm giảm cảm giác oi bức.
3. Mẹo nhỏ với một chiếc quạt
Bạn không cần phải bật máy điều hòa để có hơi lạnh tỏa ra trong căn phòng, mà có thể sử dụng một mẹo nhỏ đơn giản với nước đá và một chiếc quạt. Để đá lạnh vào trong một chiếc bát và đặt phía trước của một chiếc quạt. Hơi lạnh bốc lên sau đó sẽ được quạt thổi khắp phòng giúp giảm nhiệt rất tốt. Nếu chịu khó mày mò, bạn còn có thể tự chế một chiếc quạt thổi đá cho riêng mình với một chiếc thùng xốp.
4. Thay đệm và ga trải giường
Mùa hè đến là lúc bạn phải nói lời từ biệt với những chiếc đệm. Tuy nhiên nếu bạn vẫn muốn nằm trên những chiếc đệm êm thì việc lựa chọn chất liệu phù hợp là điều rất quan trọng. Trong tất cả các loại thì đệm lò xo là thích hợp để sử dụng trong mùa hè nhất, tiếp đến đệm làm từ xơ sợi tự nhiên ép sẽ cao hơn đệm bông ép và bọt biển, cao su.
Lưu ý việc thay ga trải giường thường xuyên cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi trời nóng bức. Bởi nếu để bụi bẩn bám lâu ngày sẽ khiến không khí khó lưu thông.
5. Chỉnh lại quạt trần để quay ngược chiều kim đồng hồ
Vào mùa hè, cài đặt quạt trần quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, tạo gió nhẹ, khi đứng dưới quạt bạn sẽ cảm nhận được luồng gió lạnh trực tiếp xuống cơ thể, không khí lạnh tập trung và không bị loãng khắp phòng.
6. Làm mát cơ thể bạn thay vì căn phòng
Thay vì tập trung vào việc làm mát cho căn phòng, chúng ta có thể tập trung vào việc làm mát cơ thể của mình. Một số biện pháp đơn giản là mặc quần áo thoáng mát, sử dụng một chiếc khăn lạnh đắp trên những vùng cơ thể nóng như cổ, bên trong khuỷu tay, uống những loại nước mát giải nhiệt.
7. Bật quạt thông gió trong nhà bếp và phòng tắm
Điều này rất cần thiết vì nó giúp tống khứ luồng không khí nóng do nấu ăn hoặc sau khi bạn tắm ra ngoài căn nhà của bạn.
8. Trồng thêm cây xanh
Đặt thêm những chậu cây xanh trong nhà, hoặc thiết kế một giàn cây dây leo ngoài ban công sẽ có tác dụng rất lớn giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà. Cây xanh còn có tác dụng ngăn bụi và lọc không khí, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày nóng bức.
9. Thay đèn sợi đốt bằng đèn compact
Các bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, năng lượng này là hoàn toàn lãng phí. Do đó, đừng ngần ngại thay thế những bóng đèn sợi đốt này bằng đèn huỳnh quang conpact. Không chỉ giúp làm giảm nhiệt độ trong nhà mà còn giúp làm giảm hóa đơn tiền điện của bạn mỗi tháng.
10. Các biện pháp lâu dài
Nếu bạn muốn cải thiện tình hình lâu dài, bạn nên tính đến một số biện pháp như sử dụng phim cách nhiệt trên cửa sổ, thêm các lớp cách nhiệt bên dưới mái tôn, sơn cách nhiệt và rất nhiều biện pháp các mà bạn có thể tham khảo các kiến trúc sư hoặc trên mạng internet.
11. Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện
Không chỉ là vấn đề tiết kiệm điện mà còn bởi nhiệt lượng tỏa ra từ các thiết bị điện, đồ dùng gia đình trong quá trình hoạt động sẽ cộng thêm vài độ C cho ngôi nhà vốn đang bức bí của bạn. Để thực hiện tốt việc này, gia đình bạn nên tập trung sinh hoạt trong một căn phòng thay vì trải ra khắp các phòng như mọi khi. Thêm vào đó, hãy lên lịch nấu nướng, dọn dẹp thật khoa học để tránh phải bật bếp nấu nướng quá nhiều, gây ra sự bức bí không cần thiết.
12. Cách nhiệt cho mái nhà
Đối với các loại nhà phố, do thường chỉ có một mặt tiền, bị bít cả ba phía nên sức nóng của nắng vào nhà chủ yếu là từ phần mái. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đóng thêm trần giả với các chất liệu chuyên chống nóng bằng thạch cao, túi xốp hơi cách nhiệt.
13. Trải nệm mỏng ngủ dưới sàn nhà
Nếu nhiệt độ ngoài trời quá nóng bức, hãy thử trải tấm đệm mỏng dưới sàn, bạn sẽ thấy mát hơn và cải thiện giấc ngủ mùa hè đáng kể.
14. Đặt chậu nước trong phòng
Một mẹo nhỏ để giảm nhiệt độ phòng nữa là đặt chậu nước trong phòng. Trên nền nhiệt độ cao nước bốc hơi làm giảm nhiệt độ đáng kể giúp phòng ngủ mát mẻ hơn.
15. Chọn rèm chắn sáng cách nhiệt
Bên cạnh việc sử dụng các loại quạt, bạn cũng nên sử dụng các đồ nội thất chống nắng nóng như rèm cửa chắn sáng cách nhiệt chẳng hạn.
Màn chắn cách nhiệt màu trung tính với mặt sau phủ nhựa trắng có thể giúp giảm nhiệt lên đến 33%. Bạn có thể lựa chọn loại rèm vải chống nắng hoặc rèm sáo với thiết kế hiện đại giúp không gian nhà thêm mát mẻ.
16. Thiết kế 2 cửa sổ trong cùng 1 phòng
Thông thường ta chỉ nghĩ 1 phòng có 1 cửa sổ là đủ. Tuy nhiên ngày nay, các bản thiết kế nhà đã dần áp dụng việc lắp 2 cửa sổ trong cùng 1 phòng.
Bởi việc này giúp ta có thể tạo điều kiện cho luồng gió tự nhiên được lưu thông trong nhà.
Giải quyết được không khí nóng trong phòng và tận dụng ánh sáng tự nhiên. Từ đó tiết kiệm điện rất hiệu quả.
17. Lựa chọn màu sắc và vật liệu nội thất
Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất và ngoại thất. Giúp gia chủ cảm thấy thoải mái và thư thái khi tận hưởng cuộc sống trong ngôi nhà thân yêu.
Nếu nhà bạn có vị trí tiếp nhận nhiều ánh nắng gắt. Hãy chọn màu lạnh như xanh ngọc, kem, cốm, trắng xanh,… để sơn tường nhà.
Các màu sắc này có công dụng làm giảm hấp thụ nhiệt, giải tỏa sự mệt mỏi, và thư giãn tinh thần rất tốt.
Còn với vật liệu nội thất, nên ưu tiên sử dụng các vật liệu tự nhiên. Chẳng hạn như: tủ gỗ, sofa gỗ, sàn gỗ, đá hoa cương,…
Theo Khoahoc.tv