Hướng đi nào cho các Khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang trong phòng, chống dịch Covid-19

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/5/2021 | 9:19:30 AM

Sáng 18/5, tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Cổng Thông tin Điện tử hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang: Giãn cách xã hội TP. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 18 đến hết ngày 20/5 để tập trung rà soát, xét nghiệm, khoanh vùng các trường hợp có nguy cơ cao đến từ vùng dịch.

Hướng đi nào cho các Khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang trong phòng, chống dịch Covid-19
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định quan điểm và gợi ý một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bùng phát. Ảnh: chinhphu.vn

Tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh, tỉnh sẽ quyết định thời gian kéo dài cụ thể; giãn cách xã hội huyện Quế Võ theo Chỉ thị 15. Tại Bắc Giang: Dừng hoạt động 4 khu công nghiệp (KCN): Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng với 136.000 người; Cách ly xã hội huyện Việt Yên và 3 xã : Nội Hoàng, Tiền Phong, Yên Lư (huyện Yên Dũng) kể từ 00h ngày 18/5/2021.

Một trong những nguyên nhân khiến con số các ca Covid-19 tăng nhanh theo cấp số nhân tại 2 tỉnh trong những ngày qua, đó là do Bắc Ninh và Bắc Giang tập trung nhiều KCN, nhà máy số lượng công nhân lớn; là hai địa bàn giáp ranh với nhau, có với lượng chuyên gia, công nhân di chuyển làm vecto truyền bệnh. Tại các KCN, do điều kiện làm việc trong phòng kín điều hòa mật độ công nhân làm việc rất cao, khoảng cách giữa công nhân với công nhân rất hạn hẹp; sinh hoạt ăn uống chung; chung phương tiện vận tải công cộng... vì vậy khi xảy ra dịch thì sẽ là một chùm lây nhiễm mạnh trong khu vực nhà máy.

Trước tình hình diễn biến phức tạp trên địa bàn 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một số câu hỏi đặt ra rằng, có nên không việc phong tỏa toàn bộ hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, dừng toàn bộ hoạt động các khu công nghiệp?

Về vấn đề này, trong một cuộc họp gần đây nhất, rút kinh nghiệm chống dịch tại các KCN và các địa phương có khu công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo, đồng thời đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới, đó là: tiếp tục quán triệt mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trong phòng chống dịch; thực hiện "mục tiêu kép”, vừa chống dịch có hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; bảo đảm thành công cho cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp; bảo đảm an toàn, kết thúc tốt đẹp năm học 2020 - 2021. Đặt việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết. Đặc biệt lưu ý trong phòng, chống dịch phải tránh xu hướng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa có dịch, nhưng hốt hoảng, lo lắng, hoang mang, thiếu bản lĩnh khi có dịch.

Hướng đi nào cho các Khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang trong phòng, chống dịch Covid-19
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác dập dịch tại Bắc Giang. Ảnh: bacgiang.gov.vn

Thực hiện mục tiêu xuyên suốt quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng, về thực hiện giãn cách xã hội, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Căn cứ vào tình hình thực tiễn, căn cứ vào phân tích về dịch bệnh của địa phương, các vấn đề về phòng chống dịch bệnh, địa phương sẽ quyết định giãn cách theo Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 16 trên từng địa bàn. Tuy nhiên, nếu giãn cách xã hội cả một tỉnh thì địa phương phải có báo cáo Chính phủ.

Trong thời gian qua, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế… đã liên tục có những quyết sách chỉ đạo, hỗ trợ phòng chống dịch tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang; tập trung vào các ổ dịch cộng đồng và KCN. Hiện nay, Bắc Ninh, Bắc Giang đang cơ bản kiểm soát tình hình dịch ở các khu công nghiệp. Cập nhật đến trưa ngày 18/5, Bắc Giang có thêm 63 F0 tập trung phần lớn tại khu vực cách ly của các khu công nghiệp.

Trước yêu cầu đặt ra về thực hiện mục tiêu kép, nhất với là với những địa phương có mật độ các KCN dày, điển hình như Bắc Ninh, Bắc Giang vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định quan điểm và gợi ý một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bùng phát. Về quan điểm chung: Dịch đến đâu khoanh đến đấy; Sáng tạo, linh hoạt trong xét nghiệm sàng lọc; Không được để "thủng” trong các KCN bởi các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt trong KCN được xem là điểm xung yếu thứ hai (sau hệ thống bệnh viện); và Chống dịch nhưng không "ngăn sông, cấm chợ”.

Về giải pháp cụ thể đối với Bắc Ninh, Bắc Giang hiện nay, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ nhất: Không làm đứt gãy chuỗi sản xuất trong các khu công nghiệp; không để ách tắc ảnh hưởng đến sản xuất; Tránh đình trệ; sản xuất trên cơ sở kiểm soát tốt. Thứ hai: Tuyên truyền phải đi trước 1 bước; Thông tin nhanh cho các cơ quan y tế về tình hình dịch bệnh; Thành lập tổ công tác phòng, chống Covid-19 ngay trong khu doanh nghiệp; Rà soát chặt chẽ xe chở công nhân… Theo Phó Thủ tướng: "Khi có dịch thì chúng ta chuẩn bị sẵn sàng các khu cách ly tập trung, tránh tình trạng khi một nhà máy có dịch thì dồn tất cả công nhân vào khu cách ly chưa được chuẩn bị kỹ, dẫn đến lây nhiễm chéo. Đồng thời tránh tình trạng cực đoan là cảm thấy nguy cơ có dịch là doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, để công nhân về địa phương, rất nguy hiểm".

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của trên; kế thừa, tổng kết, nhân rộng các kinh nghiệm quý, bài học hay, các cách làm có hiệu quả của các đợt dịch trước và của các địa phương; thay đổi cách tiếp cận, phòng, chống dịch; tiếp tục chuyển trạng thái, kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngự và tấn công… hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang luôn đặt trong trạng thái sẵn sàng, kích hoạt bệnh viện dã chiến; đặt mục tiêu truy vết thần tốc, cứu chữa hiệu quả, khoanh vùng cách ly triệt để, đảm bảo đời sống cho nhân dân và đặt ra một số giải pháp, kịch bản đối với KCN và hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo không để sản xuất đứt gãy, đình trệ.

Hướng đi nào cho các Khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Bắc Giang trong phòng, chống dịch Covid-19
Các bác sỹ đang ngày đêm chống dịch Covid-19

Giải pháp chung với các KCN là không đóng cửa toàn bộ KCN. Tuy nhiên, kiên quyết đóng cửa, dừng hoạt động một số KCN thực hiện công tác phòng chống dịch không nghiêm túc, không đủ điều kiện về phòng chống dịch. Tham khảo mô hình của tỉnh Vĩnh Phúc về chuyển trạng thái phòng chống Covid-19 tại các KCN, thực hiện nghiêm quy định 5K tại công ty; bắt buộc phải xét nghiệm cho 100% người lao động bao gồm cả các chuyên gia, dừng hoạt động phương tiện công cộng cho công nhân để tránh tập trung đông người.

Với sản xuất nông nghiệp, địa phương cũng đã lên sẵn các kịch bản. Điển hình như kịch bản tiêu thụ vải tại Bắc Giang được dựng lên áp dụng với 3 tình huống: Dịch bệnh được kiểm soát; Dịch bệnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn trong tầm kiểm soát; và Dịch ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu đóng băng, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa.

Từ thực tiễn những ngày qua, có thể thấy, tiên quyết mục tiêu chống dịch đảm bảo an toàn cho nhân dân; linh hoạt trong các giải pháp đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh và các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu kép đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận từ hai địa phương trên.

Trong điều kiện hiện nay, trên quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng, mục tiêu số 1 là phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đối với vấn đề giãn cách xã hội hay đóng của các KCN có dịch, cần vận dụng một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo để đưa ra quyết định phù hợp, hiệu quả. Bởi giãn cách xã hội, đóng cửa các KCN có dịch là biện pháp nhẹ nhàng nhất cho người chống dịch nhưng lại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân nói chung và công nhân nói riêng.

Bởi vậy nên, chúng ta hãy tin rằng, trước mỗi quyết định đều đã có những đánh giá, cân nhắc phù hợp của người đứng đầu, của cấp ủy, chính quyền các cấp. Việc còn lại là mỗi chúng hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo cũng như các quyết sách của Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch... Làm được như vậy chính đã chung tay góp sức thực hiện thắng lợi mục tiêu kép mà Đảng, Nhà nước đặt ra trong tình hình hiện nay.

Theo Việt Hải/Báo TN&MT

Tags Covid-19 Bắc Ninh Bắc Giang Covid-19 khu công nghiệp Bắc Giang

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục