Cần Giờ: Bức tường “xanh ” vững chắc

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/3/2021 | 3:17:28 PM

QLMT - Ngày 30-3, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng UBND TP.HCM tổ chức Hội thảo "TP.HCM - Tầm nhìn kinh tế biển kết nối chuỗi đô thị quốc tế".

Theo đại diện UBND TP.HCM, định hướng chiến lược để TP.HCM có kinh tế biển và chuỗi đô thị biển phát triển, kết nối với quốc tế và khu vực đã trở thành yêu cầu cấp thiết của đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Quan điểm về phát triển bền vững là kinh tế giải quyết được những vấn đề xã hội và phải bảo vệ môi trường. Mọi khâu trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư đối với kinh tế biển và đô thị biển đều phải được lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thành phố HCM đang nghiên cứu để đề xuất trung ương xây dựng một chính quyền ở trong những vùng đô thị phát triển kinh tế biển. Hiện nay, thành phố đang có chiến lược phát triển các huyện trở thành quận trong tương lai. Tuy nhiên, Cần Giờ có nhiều lợi thế phát triển đô thị lớn, tập trung, hiện đại, đồng thời đảm bảo khu dự trữ sinh quyển không bị ảnh hưởng.

Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ,các huyện khác lên quận thì đòi hỏi cơ sở hạ tầng, doanh thu sản xuất công nghiệp cũng như nhiều yếu tố khác phải đạt. Đường phải làm rộng hơn, người dân phải có đầy đủ điều kiện sống như một công dân ở đô thị, và những điều kiện khác về hạ tầng cấp nước, thoát nước, môi trường… Trong khi ở huyện Cần Giờ chỉ cần tập trung phát triển hai đầu phát triển là Bắc - Nam là có thể đạt được chuẩn đô thị du lịch sinh thái trong tương lai.

can-gio-buc-tuong-xanh-vung-chac-1
Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ thực hiện tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Ảnh: Mạnh Linh

Ngoài ra, mọi hoạt động trong quá trình vận hành, phát triển kinh tế biển cũng như quản lý khu đô thị biển cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về quản lý và bảo vệ môi trường. Từ ý tưởng cho tới nghiên cứu đến triển khai thực hiện đều phải tuân thủ nguyên tắc: Làm việc gì có lợi nhưng đảm bảo được môi trường thì cho làm, còn việc gì bất lợi với môi trường mà có lợi về kinh tế thì phải cân nhắc, thậm chí không chấp nhận những dự án đó.

Sau thời gian dài bị tàn phá do chiến tranh, từ năm 1978, TP Hồ Chí Minh đã bắt tay vào khôi phục diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ. Hơn 40 năm phục hồi và phát triển, những cánh rừng ngập mặn hoang tàn trước đây đã phát huy vai trò là "lá phổi xanh” của thành phố. Rừng Cần Giờ hiện được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên thế giới, với diện tích rừng ngập mặn lên tới hơn 31.700 ha; trong đó, 18.900 ha là rừng trồng, và trên 500 ha bãi bồi, với chức năng là vùng đệm ngoài của hệ sinh thái rừng ngập mặn.

can-gio-buc-tuong-xanh-vung-chac-2
Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn và là lá phổi là hơi thở xanh của cả TP Hồ Chí Minh

Theo Ban quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ, ngoài chức năng điều hòa không khí, rừng ngập mặn còn có vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Trong đó, các bãi bồi có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, phát triển rừng, tạo thành những lớp thực vật bao bọc để chắn sóng, giữ đất chống sạt lở khi triều cường và nước biển dâng. Rừng cây ngập mặn có hệ rễ cũng như mật độ dày đặc, vừa cố định đất và hạn chế xói lở, vừa đẩy nhanh quá trình bồi tụ ở các vùng đất có bãi bồi.

PGS.TS Viên Ngọc Nam, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh cho biết, rừng ngập mặn Cần Giờ không chỉ là một lá chắn bảo vệ TP Hồ Chí Minh, mà còn giúp các tỉnh lân cận trong việc hạn chế gió bão, xói lở từ bờ biển, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây còn là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng, là khu vực sinh trưởng cho nhiều loài động vật và thủy hải sản.

Việc bảo vệ và sử dụng bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ chính là giải pháp lâu dài để TP Hồ Chí Minh ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống ổn định, dựa vào nguồn tài nguyên rừng, và thiết lập được một bức tường "Xanh ” vững chắc./.


PGS.TS.Nguyễn Đức Khiển

Tags Cần Giờ Khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên thế giới UNESCO

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục