TP.HCM: Đề xuất chặn lục bình đổ ra sông Sài Gòn

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/3/2021 | 3:14:48 PM

QLMT - Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đề xuất nghiên cứu chặn lục bình từ các nhánh sông, kênh rạch đổ ra sông Sài Gòn, do ảnh hưởng tới giao thông đường thuỷ và gây ô nhiễm môi trường.

tp-hcm-de-xuat-chan-luc-binh-do-ra-song-sai-gon-1
Sông Sài Gòn đoạn chảy qua trung tâm TP HCM năm 2020. Ảnh: Quỳnh Trần.

Đề xuất nghiên cứu chặn lục bình đổ ra sông Sài Gòn được Sở Giao thông Vận tải gửi UBND TP HCM hôm 22/3, trước tình trạng lục bình trên sông Sài Gòn và các nhánh sông, kênh rạch ở thành phố phát triển dày đặc, ảnh hưởng tới giao thông đường thuỷ và gây ô nhiễm môi trường.

Nếu được chấp thuận, Sở sẽ phối hợp các bên liên quan cùng hai tỉnh Tây Ninh, Bình Dương - nơi sông Sài Gòn cùng chảy qua để lên kế hoạch cụ thể.

tp-hcm-de-xuat-chan-luc-binh-do-ra-song-sai-gon-2
Đoạn sông Sài Gòn chảy qua phường Thảo Điền, quận 2. Ảnh: Quỳnh Trần.

Theo Sở Giao thông Vận tải, lục bình xuất phát từ các nhánh sông, kênh, rạch phía thượng nguồn như Láng The - Bến Mương, kênh Địa Phận, Thầy Cai (huyện Củ Chi); Rạch Tra, sông Vàm Thuật - Bến Cát - Trường Đai - Tham Lương - rạch Nước Lên (quận 12, Gò Vấp, huyện Hóc Môn)... Từ đó, lục bình theo dòng nước về hạ nguồn với khối lượng lớn rồi đổ ra sông Sài Gòn. Hiện tượng này xảy ra ở cả đoạn sông chảy qua khu vực nội thành, khiến dòng chảy bị thu hẹp.

Sở Giao thông Vận tải cho rằng cần vớt loại cây này ở phía thượng nguồn, để ngăn chúng dồn về hạ nguồn sông Sài Gòn. Theo Sở, sử dụng máy vớt rác như đang làm trên trên tuyến sông Vàm Thuật - Trường Đai - Tham Lương sẽ thích hợp với việc vớt lục bình phía thượng nguồn.


Theo ngaynay.vn

Tags TP.HCM Đề xuất lục bình sông Sài Gòn ô nhiễm môi trường

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục