Cà Mau: Vì sao dân ở xã này bàn tán xôn xao chuyện không còn ai xả rác xuống kênh, rạch?

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/2/2021 | 8:45:58 AM

QLMT - Từ những hố xử lý rác tiện lợi do Hội Nông dân tỉnh Cà Mau xây dựng, nhiều hội viên, nông dân ở xã vùng ven Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không còn xả rác xuống kênh. Chuyện này đang được dân bàn tán xôn xao.

Nâng cao ý thức từ hố xử lý rác tiện lợi

Những ngày này, khi đến với xã nông thôn mới Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau), chúng tôi nghe người dân ở đây râm ran câu chuyện thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt bỏ vô hố xử lý rác tiện lợi. Bà con phấn khởi khi chất lượng môi trường của xóm, ấp ngày càng đổi thay tích cực.

Có được điều này là nhờ vào dự án mô hình "Hội Nông dân tham gia thu gom, xử lý rác thải môi trường nông thôn", do Hội Nông dân tỉnh Cà Mau xây dựng và thực hiện.

Theo đó, dự án do bà Trần Thị Quyết - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Cà Mau làm chủ nhiệm, được thực hiện trong năm 2020 tại địa bàn xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau). 

Tổng kinh phí thực hiện dự án là 190 triệu đồng; trong đó: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ 100 triệu đồng, kinh phí địa phương và người dân đóng góp 90 triệu đồng.

ca-mau-vi-sao-dan-o-xa-nay-ban-tan-xon-xao-chuyen-khong-con-ai-xa-rac-xuong-kenh-rach-1
ca-mau-vi-sao-dan-o-xa-nay-ban-tan-xon-xao-chuyen-khong-con-ai-xa-rac-xuong-kenh-rach-2
195 hố xử lý rác tiện lợi được Hội Nông dân tỉnh Cà Mau xây dựng, góp phần giúp nông dân hạn chế xả rác xuống kênh, rạch ở xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau). Ảnh: Chúc Ly.

Lý Văn Lâm là xã vùng ven của TP Cà Mau, được xem là vành đai xanh của thành phố. Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường tại xã nói chung và quản lý chất thải sinh hoạt nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư.

Chính vì vậy, dự án đặt mục tiêu nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn cho cán bộ, hội viên, nông dân. Nhằm giúp họ thay đổi nhận thức, góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do chính con người gây ra, giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan do ô nhiễm môi trường.

Dự án tập trung tuyên truyền, chỉ đạo hội viên nông dân thực hiện có hiệu quả việc phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình trên địa bàn xã; làm giảm khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh.

ca-mau-vi-sao-dan-o-xa-nay-ban-tan-xon-xao-chuyen-khong-con-ai-xa-rac-xuong-kenh-rach-3
Có hố xử lý rác tiện lợi, dân xã vùng ven Lý Văn Lâm (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) không còn xả rác xuống kênh, rạch. Ảnh: Chúc Ly.

Ông Mạc Ngọc Truyền – Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, cho biết: "Dự án giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong bảo vệ môi trường; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hạn chế phát thải chất thải rắn trong đời sống sinh hoạt. Từng bước hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, đặc biệt là hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng tuyến dân cư nông thôn mới kiểu mẫu".

Từ đó, mục tiêu khi kết thúc dự án sẽ có trên 90% hộ dân trong xã cam kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt theo mô hình, 40% số hộ trong xã được hưởng quyền lợi từ dự án, 100% các hộ tham gia thực hiện mô hình thu gom, xử lý rác thải, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

Xóm làng đổi mới

Để thực hiện dự án mang lại hiệu quả cao, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm và thay đổi hành vi về "Thu gom, xử lý rác thải tại gia đình, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cho cán bộ, hội viên, nông dân".

Hội viên, nông dân được hướng dẫn quy trình thu gom, xử lý rác thải, chất thải, túi nilon; nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả các công trình vệ sinh, thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm trong sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và công tác bảo vệ môi trường.

ca-mau-vi-sao-dan-o-xa-nay-ban-tan-xon-xao-chuyen-khong-con-ai-xa-rac-xuong-kenh-rach-4
Các hố xử lý rác được bố trí phía sau vườn nhà của các hộ dân, đảm bảo an toàn. Ảnh: Chúc Ly.

Từ đó, chọn 3 điểm của 3 ấp, xã Lý Văn Lâm thành lập dự án, với chiều dài hơn 25km, thực hiện thí điểm mô hình thu gom, xử lý rác thải tại hộ gia đình. Cụ thể là xây dựng 195 hố xử lý rác thải tiện lợi.

Từ kinh phí của dự án, mỗi hộ tham gia sẽ được xây dựng một hố đốt rác thải với kích thước 1m2. Mỗi hố xử lý được thiết kế 32 miệng thông gió, bên dưới bố trí một vỉ sắt. Các hố xử lý rác được bố trí phía sau vườn nhà của các hộ dân, đảm bảo an toàn.

Là một trong những hộ tham gia dự án, bà Huỳnh Kim Phụng (ngụ ấp Lung Dừa, xã Lý Văn Lâm), cho hay: "Hố đốt rác được thiết kế đẹp, dễ sử dụng và rất hiệu quả. Vì ở tuyến đường này không có xe rác đến thu gom rác thải, nên trước đây một số hộ còn bỏ rác bừa bãi, xả xuống dưới kênh, rất ô nhiễm. Hiện nay nhờ có hố xử lý rác tiện lợi này mà người dân đã có ý thức thu gom và xử lý rác".

ca-mau-vi-sao-dan-o-xa-nay-ban-tan-xon-xao-chuyen-khong-con-ai-xa-rac-xuong-kenh-rach-5
ca-mau-vi-sao-dan-o-xa-nay-ban-tan-xon-xao-chuyen-khong-con-ai-xa-rac-xuong-kenh-rach-6
Các hố xử lý rác tiện lợi này được nông dân đánh giá cao vì dễ sử dụng và hiệu quả. Ảnh: Chúc Ly.

Cùng quan điểm, ông Trương Việt Tiến (ngụ cùng ấp) cũng cho biết: "Từ khi có hố đốt rác, việc xử lý rác của gia đình tôi và các hộ xung quanh được thuận tiện hơn. Nhờ đó, mà đường sá, kênh rạch cũng trở nên xanh sạch. Bên cạnh đó, Hội Nông dân còn vận động người dân thu gom rác thải hữu cơ để làm phân bón".

Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Quyết, thông tin: "Sau khi thực hiện dự án, chúng tôi tổ chức nghiệm thu quá trình triển khai các hoạt động của dự án và báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá rút kinh nghiệm. Ban chỉ đạo thực hiện dự án bàn giao cho Ban quản lý điều hành dự án xã Lý Văn Lâm nhận mô hình và xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện, nhân rộng mô hình".

Từ hiệu quả của dự án, Hội Nông dân tỉnh hướng đến tuyên truyền nhân rộng mô hình trên phạm vi toàn xã Lý Văn Lâm. Và đến năm 2021 dự kiến mỗi huyện sẽ chọn 1 cơ sở nhân rộng mô hình.


Theo Chúc Ly/ Dân Việt

Tags Cà Mau hố xử lý rác tiện lợi Hội Nông dân bảo vệ môi trường

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục