QLMT - Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) thường được cho là giúp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên một công bố gần đây trên Nature cho thấy NNHC không những không góp phần giảm BĐKH, mà còn làm gia tăng BĐKH.
Canh tác hữu cơ ở Florida, Mỹ. Ảnh: National Geographic.
Do đặc thù không sử dụng thuốc trừ sâu, không hormone tăng trưởng, không phân bón hóa học…nên NNHC thường cho năng suất tương đối thấp. Nên để duy trì cùng một năng suất giống như nông nghiệp truyền thống, NNHC buộc phải gia tăng diện tích canh tác.
Thường là các chủ trang trại NNHC phải phá rừng để lấy đất và sử dụng các cánh đồng cỏ vốn có tác dụng thu giữ carbon … để mở rộng diện tích canh tác nhằm bù lại sản lượng thấp này.
Theo tính toán từ ĐH Cranfield, Anh, NNHC giúp giảm trực tiếp khí nhà kính khoảng 5% từ chăn nuôi gia súc, khoảng 20% từ trồng cây lương thực trên một sản phẩm nhưng năng suất giảm 40%. Thiếu hụt sản lượng này buộc sẽ dẫn tới buộc phải nhập thêm thực phẩm từ nước ngoài để bù vào lượng lương thực thực phẩm bị thiếu. Và nếu một nửa diện tích đất đồng cỏ, nơi lưu trữ carbon phải chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu gia tăng đột biến diện tích canh tác thì sẽ làm tăng 21% lượng khí thải nhà kính [2] (để chuyển sang canh tác hữu cơ 100% sẽ cần thêm 1,5 lần diện tích đất để bù cho sự suy giảm sản lượng).
Một phân tích vào năm 2012 trên Nature communication xác định rằng năng suất canh tác hữu cơ thấp hơn từ 5% đến 34% so với nông nghiệp thông thường, tùy thuộc vào các loại cây trồng và các thực hành cụ thể. Ngoài ra, cũng một nghiên cứu trên Nature communication năm 2017 ước tính rằng việc chuyển sang canh tác hữu cơ sẽ tăng mức sử dụng đất từ 16% đến 33% [2].
Tác động phát thải của thịt, sữa và trứng được sản xuất từ chăn nuôi hữu cơ phức tạp hơn. Một mặt, động vật không thể lớn nhanh mà không có hormone, chất bổ sung và thức ăn thông thường, điều này có nghĩa là gia súc phải sống lâu hơn để tới thời điểm thu hoạch, đồng nghĩa với việc làm tăng khí CH4, một loại khí nhà kính. Mặt khác, việc cho phép động vật sống lâu hơn trên đồng cỏ có thể kích thích một số thực vật tăng trưởng và những thực vật này hấp thu CO2 [2], [3].
Những phát hiện này cung cấp thêm khuyến nghị rằng, nếu các nền nông nghiệp ở các quốc gia muốn phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm đáp ứng phân khúc nông sản chất lượng cao, thì cách tốt nhất phải là những thực hành không đòi hỏi phải chuyển đổi nhiều đất đai từ lâm nghiệp sang nông nghiệp, và vẫn đảm bảo năng suất nông nghiệp…
Nguồn:
1.http://www.fao.org/organicag/oa-faq/oa- -faq6/en/#:~:text=Organic%20agriculture%20reduces%20non%2Drenewable,sequester%20carbon%20in%20the%20soil.
2. https://www.technologyreview.com/s/614605/sorryorganic-farming-is-actually-worse-for-climate-change/
3. https://www.nature.com/articles/s41467-019-12622-7#article-comments
Theo Dũng Hoàng/ Tia Sáng
Tags
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC)
biến đổi khí hậu (BĐKH)
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.