Công bố quy trình ''làm sạch dioxin'' ở sân bay Biên Hòa

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/1/2021 | 3:43:06 PM

QLMT - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel J. Kritenbrink, không giấu được cảm xúc trước những gì đã đạt được sau 1 năm triển khai giai đoạn đầu. "Thành công của Việt Nam cũng là thành công của Mỹ", đại sứ Mỹ nhấn mạnh.

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-1
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink (thứ hai từ trái sang) và thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trong lễ công bố kết quả xử lý ô nhiễm dioxin giai đoạn 1 tại sân bay Biên Hòa - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chiều 20-1, tại sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã diễn ra lễ công bố kết quả giai đoạn 1 dự án xử lý ô nhiễm dioxin sân bay Biên Hòa và các khu vực xung quanh. Dự án trị giá 300 triệu USD này sẽ kéo dài trong thời gian 10 năm với khối lượng đất được xử lý lên tới hàng trăm ngàn mét khối.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, cùng Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Marie Damour và nhiều quan khách hai bên đã đến tham dự.

Giai đoạn 1 của dự án bao gồm việc xử lý ô nhiễm dioxin ở hồ cổng 2 sân bay Biên Hòa, tiến hành vào tháng 12-2019. Trải qua hơn 1 năm, đến nay xử lý hoàn tất hơn 2.100m3 đất.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh dù vẫn còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới, những gì đã thể hiện ở hồ cổng 2 sân bay Biên Hòa là dấu mốc "rất có ý nghĩa".

"Điều đó khẳng định quan hệ hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và Mỹ. Trong đó Mỹ có trách nhiệm đầy đủ và làm cho đến cùng trong khắc phục hậu quả sau chiến tranh nói chung, làm sạch ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa nói riêng", tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-2
Toàn cảnh khu vực hồ cổng 2 sân bay Biên Hòa sau khi xử lý ô nhiễm dioxin. Theo tính toán của phía Mỹ, lớp đất bị nhiễm dioxin có độ dày 15-30cm. Kế hoạch xử lý được các cơ quan hữu quan Việt Nam, trong đó có Bộ Quốc phòng xem xét và chấp thuận - Ảnh: QUANG ĐỊNH

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-3
Hiện trạng hồ cổng 2 sân bay Biên Hòa trước khi xử lý ô nhiễm dioxin. Theo một quan chức USAID, trước đây quân đội Mỹ đã sử dụng sân bay Biên Hòa làm điểm tập kết chất dioxin. Theo thời gian, những chất này phát tán và trôi theo dòng nước khiến hồ cổng 2 bị ô nhiễm - Ảnh: USAID

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-4
Việc xử lý ô nhiễm hồ cổng 2 khác với xử lý ô nhiễm trên cạn. Phía Mỹ đã cho đào nhiều giếng ngầm để hạ mực nước ngầm bên dưới, đảm bảo bề mặt hồ được khô ráo cho việc xử lý - Ảnh: USAID

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-5
Một trong các công việc được tiến hành đầu tiên là khảo sát địa hình và rà phá bom, mìn. Bộ Quốc phòng Việt Nam đảm nhận việc này - Ảnh: USAID

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-6
Việc xử lý được tiến hành theo từng bước. Trong ảnh: lấy mẫu nước nền tại khu vực hồ cổng 2. Việc bơm và hút nước ngầm để đảm bảo khô ráo sẽ được tiến hành sau bước này - Ảnh: USAID

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-7
Chuẩn bị khu vực xử lý đất ô nhiễm từ hồ cổng 2 - Ảnh: USAID

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-7
Lấy mẫu đất từ khu vực xử lý. Để bảo đảm an toàn, tất cả người tham gia việc xử lý đều được lấy mẫu máu để sàng lọc từ trước - Ảnh: USAID

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-8
Toàn cảnh hồ cổng 2 nhìn từ trên cao sau khi xử lý ô nhiễm - Ảnh: USAID

Chia sẻ tại lễ công bố kết quả xử lý ô nhiễm dioxin hồ cổng 2, tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết trước khi lên đường tới sự kiện, ông đã nhận cuộc gọi trực tiếp từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc đó đang thăm Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tại Hà Nội.

Trong cuộc gọi, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam bày tỏ sự hài lòng và ngợi khen tới các cơ quan hữu quan Việt Nam đã vượt qua các thách thức của dịch COVID-19 để hoàn thành dự án xử lý dioxin hồ cổng 2 sân bay Biên Hòa. Thủ tướng cũng thông qua tướng Nguyễn Chí Vịnh gởi lời cảm ơn tới phía Mỹ đã phối hợp với Việt Nam trong việc giải quyết hậu quả sau chiến tranh.

Cũng trong khuôn khổ buổi lễ, đại diện phía Mỹ và Việt Nam đã khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam tại 8 tỉnh ưu tiên và ký kết Ý định thư về hợp tác truyền thông khắc phục hậu quả sau chiến tranh ở Việt Nam.

Một khi được tiến hành, dự án sẽ đem lại lợi ích cho khoảng 100.000 người khuyết tật và gia đình họ, cải thiện hệ thống hỗ trợ người khuyết tật tại 8 tỉnh Quảng Bình, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Đồng Nai, Quảng Trị, Kon Tum và Bình Phước.

Việt Nam và Mỹ cũng sẽ phối hợp tổ chức xuất bản sách hoặc triển lãm tranh ảnh và hiện vật, làm phim tài liệu về các nỗ lực song phương nhằm giải quyết hậu quả sau chiến tranh.

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-8
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn cán bộ quốc phòng Việt Nam đến lễ công bố ngày 20-1 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-9
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam (giữa) đến lễ công bố chiều 20-1 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-9
Với những gì đã thể hiện trong giai đoạn đầu, đại diện Quân chủng Phòng không - không quân đã làm lễ ký kết và bàn giao thêm 7,2ha đất ô nhiễm dioxin cho phía Mỹ xử lý trong mùa khô năm 2021 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-10
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trao đổi với Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink - Ảnh: QUANG ĐỊNH

cong-bo-quy-trinh-lam-sach-dioxin-o-san-bay-bien-hoa-11
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị phía Mỹ cần lập kế hoạch giám sát, quan trắc trong quá trình xử lý đất ô nhiễm dioxin. Ông cũng yêu cầu Mỹ phối hợp rà soát tất cả các khu vực còn lại của sân bay Biên Hòa để sớm tuyên bố toàn bộ khu vực đều không còn ô nhiễm. "Từ trước tới nay người ta cứ mặc nhiên toàn bộ sân bay bị ô nhiễm nên không thể phát triển gì được", tướng Vịnh chia sẻ - Ảnh: QUANG ĐỊNH



Theo BẢO DUY/ Tuổi Trẻ

Tags sân bay Biên Hòa làm sạch dioxin chất độc màu da cam

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục