Lượng rác thải sinh hoạt khoảng 50 tấn/ngày của người dân trên địa bàn huyện Thường Xuân được hệ thống xử lý hiệu quả
Hệ thống không chỉ xử góp phần vào việc lý những vấn đề nổi cộm trong thu gom xử lý rác thải mà còn biến rác thải thành nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển nông nghiệp và các ngành sản xuất nhựa, vật liệu xây dựng..
Công nhân phun chế phẩm sinh học và ủ, trộn rác thải khoảng 45 ngày
Theo ông Nguyễn Duy Bình, Giám đốc Công ty CP Vệ sinh môi trường Lam Sơn, quy trình công nghệ gồm 3 công đoạn chính. Đầu tiên là xé bao rác trong các túi PP hoặc PE. Công đoạn ủ vi sinh là khâu quan trọng nhất, bởi chế phẩm vi sinh phân hủy xenlulo và xenlulozo, được hòa tan trong nước (1kg chế phẩm hòa trong 100 lít nước), phun đều vào rác theo từng lớp, 1kg chế phẩm sử dụng được cho 5 tấn rác.
Sau thời gian ủ, trộn xử lý, rác thải sinh hoạt được đưa vào hệ thống phân loại rác
Rác được đánh đống ủ trong 18 - 20 ngày (mùa hè ủ 18 ngày, mùa đông ủ trong 20 ngày). Sau 18-20 ngày, rác được đảo trộn rồi ủ tiếp 18-20 ngày. Công tác đánh đống, đảo trộn được thực hiện bằng máy xúc 0,4m 3/gầu. Nhiệt độ trong đống rác trong thời gian ủ lên tới 75-80 độ C, độ ẩm của rác từ 65-70% giảm xuống còn 30-35%. Trọng lượng đống rác giảm khoảng 30-35%, thể tích đống rác giảm khoảng 35-40%.
Băng tải phân loại đã tách rác sinh hoạt thành 4 loại: mùn hữu cơ; rác thải vô cơ (gạch, đá, thủy tinh...); nilon, nhựa và rác hữu cơ không thể tái chế.
Rác sau ủ được đưa lên sàng phân loại qua băng tải và được tách thành 4 loại: mùn hữu cơ; rác thải vô cơ (gạch, đá, thủy tinh...); nilon, nhựa và rác hữu cơ không thể tái chế.
Nilon, nhựa và rác hữu cơ không thể tái chế được đưa qua hệ thống quạt thổi, hút để tách riêng nilon và nhựa đưa đi tái chế, rác hữu cơ không thể tái chế đưa vào lò đốt. Nhờ đó, lượng rác phải đốt giảm còn khoảng 30%.
Hệ thống sàng, phân loại tối đa rác thải
Từ thực tế vận dụng cho thấy sau khi xử lý bằng hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt của Công ty CP Môi trường Lam Sơn, 1 tấn rác thải sinh hoạt có thể tách ra được 300-400 kg mùn hữu cơ, 150-200 kg nhựa và ni lon, 200-250 kg chất rơ dùng để đốt và 150-350 kg gạch đá chất rắn làm phụ gia xây dựng, trả về môi trường.
Túi nilon được tách từ rác trở thành nguồn nguyên liệu sản xuất nhựa
Mùn hữu cơ làm phân bón, giá thể trồng trọt giàu dưỡng chất và nuôi trùn quế
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa, hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt bằng men vi sinh của Công ty CP môi trường Lam Sơn được đánh giá là hệ thống xử lý rác hiện đại, hiệu quả hàng đầu hiện nay, mang lại hiệu quả tích cực, thân thiện với môi trường và sử dụng rác thải như nguồn nguyên liệu cho trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất nhựa.
Khu vực nuôi trùn quế thí điểm của Công ty CP vệ sinh môi trường Lam Sơn tại xã Thọ Thanh (Thường Xuân)
Được biết, mỗi ngày dây chuyền này có thể xử lý hơn 56 tấn rác thải sinh hoạt của 7 xã, thị trấn và 33 cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện Thường xuân và khu vực lân cận.
Theo Lê Hoà/ Báo Thanh Hóa