Kỳ 1: Hệ thống rừng Việt Nam với chiến lược phát triển trong giai đoạn từ 2006 đến 2020

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/1/2021 | 8:33:56 AM

QLMT - Rừng tự nhiên được xác định là “rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên và tái sinh có trồng bổ sung”. Đánh giá rừng theo tiêu chí diện tích và độ che phủ, Việt Nam hầu như đã khôi phục được tỷ lệ che phủ vào năm 1943. Tuy nhiên, điểm khác biệt lại là chất lượng vào nửa đầu thế kỷ XX, phần lớn rừng Việt Nam là rừng tự nhiên với diện tích rừng nguyên sinh chiếm tỷ trọng lớn. Ngược lại, ngày nay còn rất ít rừng nguyên sinh, khiến chất lượng rừng giảm sút, đa dạng sinh học bị cạn kiệt, chức năng sinh thái không được bảo toàn

Theo những tài liệu được công bố về hiện trạng rừng toàn quốc, vào năm 2019, Viêt Nam có 14,609 triêu ha đất có rừng; theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước có gần10,3 triệu ha rừng tự nhiên. Trong tổng diện tích đất rừng, có  2,1 triệu hecta rừng đặc dụng (RĐD), trên 4,64 triệu ha rừng phòng hộ(RPH) và 7,8 triệu ha rừng sản xuất(RSX);  cả nước có trên 4,31 triêu ha rừng trồng được gọi là RSX. Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn che phủ đạt trên 13,86 triêu ha, chiếm 41,9% diện tích tự nhiên, tương đương với tỷ lệ che phủ của năm 1943. So với năm 2010, diện tích rừng tự nhiên cả nước giảm nhẹ (Từ 10,3 triệu ha xuống 10,29 triệu ha) và diện tích rừng trồng tăng từ 3,08 triệu ha lên 4,31 triệu ha.

chien-luoc-phat-trien-rung-Viet-Nam-giai-doan-2006-2020
Rừng đước Cần Giờ

Diện tích đất rừng cả nước hiện đã được phân giao cho 10 nhóm chủ rừng và tổ chức quản lý bao gồm, Ban quản lỷ RĐD quản lý 2,056 triệu ha (chiếm 14,6%); Ban Quản lý RPH  quản lý 2,984 triệu ha (20,6%); tổ chức kinh tế quản lý 1,717 triêu ha(11,8%); hộ gia đình quản lý 2,955 triệu ha (20,4%); cộng đồng dân cư quản lý 1,156 triệu ha (5,5%); UBND cấp xã quản lý 3,094 triệu ha (21,7%); doanh nghiệp nước ngoài và tổ chức khác 0,214 triệu ha (1,5%) và lực lượng vũ trang quản lý 0,199 triệu ha (1,3%).

Chiến lược Phát triển lâm nghiệp  (PTLN) giai đoạn 2006-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 05 tháng 02 năm 2007 (Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg). có mục mục tiêu tổng quát là " thiết lập, quản lý,phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42-43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020, Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng”, Chiến lược PTLN giai đoạn 2006-2020 đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Mặc dù có nhiều thành công, song kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng mục tiêu đề ra cả về kinh tế, môi trường và xã hội. Chiến lược đề ra 15 chỉ tiêu về kinh tế, đến năm 2020 có 5 chỉ tiêu đạt và vượt mức đề ra, 3 chỉ tiêu đạt mục tiêu điều chỉnh, còn lại 7 chỉ tiêu chưa đạt. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2020 ở mức 4,87% đạt mục tiêu chiến lược, song tỷ trọng GDP lâm ngiệp/GDP quốc gia chỉ đạt 0,6%, thấp thua từ 3 đến 4,6 lần mục tiêu chiến lược đề ra. Các tiêu chí về quản lý bảo vệ rừng, diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng cây phân tán, khai thác gỗ lớn và gỗ củi cho nông thôn đều không đạt. Về các chỉ tiêu môi trường, chỉ có chỉ tiêu trồng RPH và RĐD đạt mục tiêu; các tiêu chí về quản lý, bảo vệ phát triển rừng, tỷ lệ che phủ và giam thấp các vụ vi phạm pháp luật bảo vệ phát triển rừng đều không đạt. Đối với vấn đề xã hội, Chiến lược đề ra 4 chỉ tiêu quan trọng là tạo việc làm; gia tăng thu nhập; giao cho thuê rừng, đất lâm nghiệp và tỷ lệ lao động lâm nghiệp được đào tạo nghề song chỉ có 01 tiêu chí tạo việc làm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra (Triệu Văn Hùng và cộng sự 2020)

Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạng 2006-2020 được tổ chức thực hiện theo các chương trình Quản lý và Phát triển rừng bền vững; bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ môi trường; chế biến gỗ và thương mại lâm sản; nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm; đổi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành. Theo đó, Chương trình Quản lý và Phát triển rừng bền vững là một trụ cột; Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả chưa cao là do những hạn chế trong chủ trương quy hoạch, quản lý và đầu tư. Ngay tại các khu RĐD, nơi có mục tiêu cao nhất là bảo tồn thiên nhiên, việc đầu tư cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học đều có tỷ trọng rất thấp.  Chế biến gỗ và thương mại lâm sản được kỳ vọng là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có sự gắn kết giữa cung cấp nguyên liệu với chế biến, chưa tạo được vùng nguyên liệu tập trung, không kiểm soát được chất lượng đầu vào và nhất là còn nhiều hạn về xúc tiến thương mại và phát triển thị trường; Chương trình khuyến lâm, nghiên cứu,giáo dục và đào tạo được nhấn mạnh, song trên thực tế mới có 2 trong 9 chỉ tiêu đạt được. Sau cùng ,Chương trình Đổi mới thể chế, chính sách và giám sát vẫn chưa hoàn thiện. nhiều văn bản, chưa thống nhất và hiệu quả thực thi thấp (Triệu Văn Hùng và cộng sự 2020).

Từ năm 2010 đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đầu tư theo hứng hướng liên tục nâng mức hỗ trợ bảo vệ phát triển rừng (BVPTR) như khoán BVR đã từ 100.000VNĐ/ha/năm (2006) lên 200.000 VNĐ/ha/năm (2010) , 300.000VNĐ/ha/năm (2016 ). Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đầu tư, nhưng việc quản lý vẫn còn bất cập do thiếu hụt nguồn ngân sách thường xuyên. Bên cạnh đó, xu thế thắt chặt đầu tư công, tinh giảm bộ máy, giảm chi cho các đơn vị sự nghiệp cũng đặt ra nhiều thách thức trước yêu cầu quản lý rừng bền vững theo Luật Lâm nghiệp và xây dựng chính sách đầu tư phát triển (Lê Trọng Hảỉ (2020).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, cho dù chưa đạt  mục tiêu mong muốn, nhưng việc tăng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, tạo nguồn động lực thúc đẩy đầu tư xã hội cho lâm nghiệp. Đây cũng là nguồn tài chính chủ đạo ở các tỉnh  nghèo, khó huy động được ngân sách ngoài kinh tế nhà nước. Theo thống kê thu nhận được, ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước, trong  những năm từ 2006 đến 2010, nguồn tài chính huy động được từ các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình chiếm hơn 30% và giai đoạn 2011-2016 đã tăng lên 48% tổng đầu tư lâm nghiệp (Triệu Văn Hùng và cộng sự 2020). Việc kết hợp nguồn lực tài chính đa dạng trong BVPTR đã khích lệ các cấp chính quyền địa phương và nhất là chủ rừng thực hiên tốt hơn công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Đánh giá thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn từ 2006 đến 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, sau 15 năm tích cực triển khai thực hiện Chiến lược, lĩnh vực Lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; đóng góp to lớn vào tăng trưởng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; tạo sự thay đổi tích cực về nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp đối với sự phát triển bền vững của đất nước. So với mục tiêu đề ra, nhiều chỉ tiêu chính đạt và vượt đã góp phần vào bảo đảm an ninh môi trường và an sinh xã hội; tạo đà tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng giá trị thương mại lâm sản toàn cầu,  để trở thành nước xuất khẩu lâm sản thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 20200).

Các hoạt động lâm nghiệp đã tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động, Chính sách khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đã tạo nguồn thu nhập và sinh kế, từng bước cải thiện đời sống người dân; góp phần giảm số hộ nghèo và xây dựng thành công mô hình nông thôn mới trong các vùng lâm nghiệp trọng điểm. Chính sách giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp có nhiều tiến bộ, cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm diện tích giao cho các tổ chức nhà nước quản lý và tăng diện tích giao cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cùng với hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực được tích cực triển khai đã góp phần nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, ý nghĩa của rừng và nghề rừng, giải phóng sức sản xuất và làm tăng giá trị sản xuất của ngành.

Về môi trường, tỷ lệ che phủ rừng liên tục gia tăng, được xác định là một chỉ tiêu quốc gia quan trọng. Tình trạng vi phạm pháp luật về BV&PTR giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại ; diện tích, cơ cấu và chất lượng 3 loại rừng (sản xuất, phòng hộ và đặc dụng) đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển ngành lâm nghiệp; đóng góp tích cực vào bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh môi trường; góp phần quan trọng thực hiện các cam kết quốc tế về ứng phó với BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh và các mục tiêu phát triển bền vững.

Mặc dù có nhiều thành công song trong thực hiện chiến lược phát triển ngành vẫn bộc lộ nhiều. tồn tại, hạn chế. So với mục tiêu đề ra còn 13/20 chỉ tiêu chính chưa đạt, đó là tỷ lệ đóng góp vào GDP quốc gia,tỷ lệ che phủ rừng, nguồn thu DVMTR, giảm số hộ nghèo trong các vùng lâm nghiệp trọng điểm, số lao động lâm nghiệp được đào tạo và  giảm  số vụ vi phạm quy định về BV&PTR là những tồn tại đáng quan ngại. Những tồn tai này thể hiện trước hết trong quy hoạch với tính đồng bộ, thống nhất giữa các ngành chưa cao, còn chồng lấn giữa lâm nghiệp với các ngành khác như thủy lợi vùng cao, du lịch, thủy điện... Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ở địa phương còn hạn chế, bất cập như chậm rà soát, bổ sung để đảm bảo tính khả thi. Quy hoạch thiếu sự ổn định và thường bị điều chỉnh do nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế, công nghiệp, sản xuất nông nghiệp cũng như các mục đích phát triển của các ngành kinh tế khác của địa phương (Bộ NN&PTNT 2020).

Mặc dù đã có Quy hoạch phát triển lâm nghiệp nhưng việc quản lý đất lâm nghiệp nhiều nơi chưa chặt chẽ, vẫn còn tình trạng chồng lấn, tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng. Một số địa phương chưa quyết liệt xử lý tình trạng xâm chiếm đất trái phép, thu hồi rừng theo quy hoạch. Một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp chồng lấn vẫn chưa xử lý dứt điểm. Ranh giới rừng trên bản đồ và trên thực địa ở nhiều nơi chưa rõ ràng; việc lấn chiếm, tranh chấp đất vẫn diễn ra phức tạp;

Thực hiện chính sách giao đất giao rừng, khoán bảo vệ  rừng để thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp còn nhiều bất cập tạp, tiến độ chậm và chưa hiệu quả; tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp; việc chặt phá, khai thác rừng trái phép, cháy rừng, xâm lấn rừng, chống người thi hành công vụ xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên còn bị giảm hoặc tăng chậm, chất lượng rừng tự nhiên rất thấp. Kết quả điều tra, kiểm kê rừng năm 2016 cho thấy chỉ có 8,75% diện tích rừng tự nhiên là rừng giàu, rừng trung bình chiếm 24,79%, tới 53,45% là rừng nghèo và rừng nghèo kiệt cần phục hồi chiếm 13,01%,

Năng suất rừng trồng tuy được cải thiện, nhưng vẫn thấp so với các nước trong khu vực, sản phẩm chủ yếu là gỗ nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội. Hầu hết các khâu trong sản xuất lâm nghiệp chủ yếu vẫn là thủ công, trình độ công nghệ và mức độ cơ giới hóa rất thấp. Ngoài ra, Môi trường đầu tư đối với lĩnh vực lâm nghiệp còn nhiều rủi ro chưa có cơ chế đủ hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giầu tiềm năng và lợi thế nhiệt đới với giá trị đa dạng sinh học cao, nguồn gen cây rừng phong phú, nhiều loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao là một trong những hạn chế cần sớm khắc phục cùng với Công tác nghiên cứu chọn, tạo giống chủ yếu là các loài cây nhập nội sinh trưởng nhanh.

Tài liệu tham khảo

Bộ NN&PTNT(2020) Báo cáo chiến lược phát triển lâm nghiệp Vệt Nam giai đoạn 2021-2030,

tầm nhìn đến năm 203025

https://www.mard.gov.vn/VanBanLayYKien/VBPLFile/BC-CL-2020-2050.pdf

Nguyễn Xuân Phúc (2020) Phát biểu và trả lời chất vấn trước Quốc hội ; Hà Nội ngày 10 tháng 11.

Lê Trọng Hảỉ(2020) Nghiên cứu, đánh giá chính sách đầu tư phát triển bền vững rừng ở Việt Nam

Hội thảo Bảo tồn và phát triển hệ thống rừng tự nhiên Việt Nam: Tầm nhìn và các giải pháp chính sách Hà Nội, 23.12.2020

Triệu Văn Hùng và cộng sự (2020) Kết quả thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam

giai đoạn 2006-2020 và đề xuất nội dung chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam  giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050   CIFOR 2020


Theo TS. Lê Thành Ý/ Văn Hoá & Đời Sống


Tags rừng rừng Việt Nam rừng nguyên sinh rừng tự nhiên đa dạng sinh học

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục