QLMT - Ngày 30 - 12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và 5 năm 2016 – 2020; triển khai nhiệm vụ năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ các năm tiếp theo của ngành TN và MT. Tới dự có nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều bộ, ngành, sở TN và MT 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Toàn cảnh Hội nghị
Trong 5 năm qua toàn ngành TN và MT đã rà soát, đánh giá thực tiễn, xác định đâu là nút thắt, điểm nghẽn, kẽ hở khoảng trống của chính sách, pháp luật trong từng lĩnh vực, trên cơ sở đó trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các quy định giải quyết nhất là và quy hoạch, giao đất, cho thuê đất, bồi dưỡng, hỗ trợ, tái định cư, giao khu vực biển, đấu giá khoáng sản, quản lý tài nguyên nước…Thiết lập hành lang pháp lý cho quản lý tổng hợp tài nguyên biển đảo, khí tượng thủy văn, ứng phó với biến đổi khí hậu, đo đạc bản đồ viễn thám. Ngành TN và MT đã hóa giải các thách thức, vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tựu mang dấu ấn của sự đổi mới, tạo chuyển biến thực chất từ thực tiễn, đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, tăng sự hài lòng của người dân; chuẩn bị nền tảng để phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới. Ngành thực hiện nghiêm các quy định về quyền giao đất, tăng cường đấu giá đất và ngăn ngừa yếu tố đầu cơ, tăng nguồn thu từ đất cho ngân sách Nhà nước. Trong năm 2020 ước tính đạt 168 nghìn tỷ đồng, đưa tổng nguồn thu trong 5 năm đạt gần 850 nghìn tỷ đồng, chiếm trung bình 11% thu ngân sách nội địa hằng năm. Trong giai đoạn 2016 – 2020 cấp mới hơn 3,3 triệu Giấy chứng nhận lần đầu, đưa tỷ lệ diện tích được cấp giấy lên 93,36%. Nhiều địa phương đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa, triển khai thực hiện các mô hình, phương thức tập trung đất đai cho nông nghiệp công nghệ cao.
Trong thời gian tới ngành TN và MT phấn đấu hoàn thành nhiều mục tiêu với các con số cụ thể sau: Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo đảm 85% diện tích đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000; 80% diện tích vùng biển và hải đảo được bay đo từ trọng lực tỷ lệ 1: 250.000; 30% diện tích được điều tra, đánh giá lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000. Nguồn thu từ TN và MT chiếm 20% nguồn thu ngân sách nội địa hằng năm. Hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên tiếp tục được nâng cao so với giai đoạn 2016-2020. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đạt tỷ lệ 100%; 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý; tỷ lệ sử dụng nước sạch đến năm cuối kỳ của cư dân đô thị đạt 95%; tỷ lệ được dùng nước hợp vệ sinh đến năm cuối kỳ của cư dân nông thôn đạt 90%. Trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm 100% các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch hàng động thực hiện thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu.
Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu báo cáo tổng kết hoạt động của ngành TN và MT năm 2020; báo cáo chuyên sâu lĩnh vực công nghệ thông tin; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TN và MT; cải cách hành chính năm 2020 vui lòng liên hệ với Chuyên trang Quản lý môi trường (Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam).
Địa chỉ: Tầng 17, Toà văn phòng, C1 Thành Công, Phường Thành Công, Ba Đình – Hà Nội,
Email: chuyentrangquanlymoitruong@gmail.com
Điện thoại: 0977.898.473 (Thư ký)
|
PV
Tags
Tài nguyên môi trường
Bộ Tài nguyên môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.
Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.