Giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn nông thôn tại Sơn La

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/12/2020 | 9:10:17 AM

QLMT - UBND tỉnh Sơn La vừa ký Quyết định số 2097/QĐ-UBND phê duyệt Đề cương và Dự toán chi tiết nhiệm vụ Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vùng nông thôn.


Huyện Bắc Yên đã vận động, hướng dẫn người dân xây dựng lò đốt rác hộ gia đình để thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Theo đó, tỉnh Sơn La còn nhiều khó khăn trong thu gom, xử lý chất thải rắn. Ngoài 1 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại thành phố Sơn La, hiện nay, các bãi chôn lấp chất thải rắn tại 11 huyện còn lại trên địa bàn tỉnh đều đang áp dụng phương pháp chôn lấp thủ công.

Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải mới tập trung ở đô thị, thị trấn, mở rộng ở các xã ven đô thị, thị trấn. Tỷ lệ thu gom rác khu vực nông thôn đạt thấp với 69,5%.

Việc thực hiện nhiệm vụ Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vùng nông thôn là rất cần thiết, nhằm đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn và thực trạng thu gom, vận chuyển, kiểm soát, quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; lập các bản đồ chuyên đề về chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; đề xuất các giải pháp thu gom, kiểm soát, quản lý, nhằm giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.

Dự án thực hiện trên phạm vi khu vực nông thôn toàn bộ tỉnh Sơn La, trong đó tập trung khảo sát, đo đạc, lấy mẫu tại 183 xã thuộc 11 huyện.

Đối tượng điều tra, đánh giá gồm: Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt nông thôn (khối lượng, thành phần, tính chất hóa lý…); Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (cơ chế chính sách, nhân lực, phương tiện, cách thức thu gom, vận chuyển và xử lý…).

Dự kiến, kinh phí thực hiện nhiệm vụ là hơn 1,9 tỷ đồng; từ Nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh. Thời gian thực hiện: Năm 2020-2021.

Sản phẩm của Dự án gồm: Bộ phiếu điều tra, khảo sát; Bộ kết quả phân tích thành phần và tính chất hóa lý của chất thải rắn sinh hoạt;

5 bản đồ về chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, gồm: Bản đồ phát sinh khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; bản đồ các khu vực tích tụ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; bản đồ hiện trạng tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; bản đồ phân bố chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; bản đồ dự báo lượng chất thải rắn nông thôn phát sinh theo vùng huyện.

Cùng với đó là các báo cáo chuyên đề thành phần, báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng hợp nhiệm vụ Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn./.


Lan Anh


Tags Sơn La giải pháp thu gom chất thải rắn nông thôn xử lý chất thải rắn nông thôn

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục