Giải pháp truyền thông thay đổi hành vi bảo vệ động, thực vật hoang dã

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/12/2020 | 11:10:44 AM

QLMT - Ngày 27/11/2020, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học về chủ đề “Giải pháp truyền thông thay đổi hành vi bảo vệ động, thực vật hoang dã góp phần bảo tồn đa dạng sinh học”.

Tham dự Hội thảo có GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; PGS-TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương; Ông Bradley Besire, Phó Giám đốc USAID và hơn 50 đại biểu là cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng, chuyên viên đang công tác tại các ban, cơ quan Đảng Trung ương và một số bộ, ngành có liên quan.

Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động thuộc dự án Chương trình động vật hoang dã Châu Á tại Việt Nam, được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Giai_phap_truyen_thong__thay_doi_hanh_vi_bao_ve_dong_thuc_vat_hoang_gia_2

Theo báo cáo tại hội thảo, tốc độ suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra chưa từng có trong lịch sử. 1 triệu loài động, thực vật hoang dã trong tổng số 8 triệu loài trên thế giới đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Trên thế giới có khoảng 7.000 loài động, thực vật hoang dã bị buôn bán trên toàn thế giới khiến động, thực vật hoang dã bị suy giảm tới 67% trong năm 2020. 229 tấn ngà voi (2000-2016), 4.757 sừng tê giác (2016-2017) bị buôn bán bất hợp pháp; thế giới đã chịu tổn thất hơn 250 tỷ USD do thất thoát nguồn tài nguyên thiên nhiên (2014-2016).

Tại Việt Nam, theo báo cáo quốc gia lần thứ 6, Việt Nam hiện có khoảng 51.4000 loài sinh vật được xác định, trong đó nhiều loài có giá trị lớn cho việc bảo tồn, đóng góp cho khoa học và khẳng định tầm quan trọng toàn cầu của đa dạng sinh học Việt Nam như sao la, cheo leo lưng bạc, hổ, báo, hươu sao,… Tuy nhiên số loài và số cá thể loài hoang dã của Việt Nam đang trên đà suy giảm mạnh, nhiều loài nguy cấp, quý hiếm nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao.

Giai_phap_truyen_thong__thay_doi_hanh_vi_bao_ve_dong_thuc_vat_hoang_gia_1

Tại buổi hội thảo, các ý kiến đều thống nhất cho rằng, để tạo ra sự thay đổi hành vi trong bảo vệ động, thực vật hoang dã, công tác thông tin, truyền thông phải có phương pháp tác động thích hợp, dựa trên các nghiên cứu khoa học về cơ chế thay đổi hành vi của cá nhân, nhóm xã hội. Cơ chế này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủ thể của tác động thông tin, truyền thông; đặc điểm nội dung, ngôn ngữ của tác động thông tin, truyền thông; đặc điểm nội dung, ngôn ngữ của tác động thông tin, truyền thông; đặc điểm môi trường, bối cảnh nơi diễn ra tác động thông tin , truyền thông… Việc áp dụng khoa học thay đổi hành vi đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò , trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người có vị thế, uy tín trong xã hội.

Chuyên trang Quản lý Môi trường mời quý vị truy cập theo các đường link dưới đây để tham khảo một số tài liệu trong buổi hội thảo: 


Tags động vật hoang dã giải pháp truyền thông bảo vệ động thực vật hoang giã USAID

Các tin khác

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường do mưa lũ sau bão.

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ, trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch, đảo văn hóa, đảo an toàn.

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục