Quy định về hệ thống quan trắc môi trường theo Luật BVMT 2020

  • Cập nhật: Thứ bảy, 19/6/2021 | 8:26:36 AM

QLMT - Theo điều 107, Luật Bảo vệ môi trường số 17/2020/QH14 được Quốc hội Khóa 14 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ 01/01/2022 quy định hệ thống quan trắc môi trường

quy-dinh-ve-he-thong-quan-trac-moi-truong-theo-luat-bao-ve-moi-truong-2020-1
Ảnh minh hoạ

Theo điều 107, Luật Bảo vệ môi trường số 17/2020/QH14 được Quốc hội Khóa 14 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ 01/01/2022 quy định hệ thống quan trắc môi trường gồm: 

1. Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:

a) Quan trắc môi trường quốc gia là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc môi trường nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới;

b) Quan trắc môi trường cấp tỉnh là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc môi trường nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực trên địa bàn;

c) Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 109 của Luật này;

d) Quan trắc môi trường tại dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

đ) Quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên.

2. Các tổ chức tham gia hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:

a) Cơ quan quản lý nhà nước về quan trắc môi trường;

b) Tổ chức lấy mẫu, đo đạc mẫu môi trường tại hiện trường;

c) Phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi trường;

d) Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường;

đ) Tổ chức quản lý, xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường.

3. Hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch đồng bộ, có tính liên kết, tạo thành mạng lưới thống nhất và toàn diện trên phạm vi cả nước.

4. Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường;

b) Quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương án quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phù hợp với phân vùng môi trường, định hướng quan trắc và cảnh báo môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường;

c) Bố trí mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia gồm định hướng các điểm, thông số, tần suất quan trắc các thành phần môi trường trên phạm vi cả nước và các trạm quan trắc tự động; định hướng phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường;

d) Danh mục dự án quan trắc môi trường quốc gia;

đ) Định hướng liên kết mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường quốc gia với mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường cấp tỉnh và kết nối mạng lưới quan trắc môi trường;

e) Lộ trình và nguồn lực thực hiện quy hoạch.


Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ

Tags Luật Bảo vệ môi trường quan trắc môi trường

Các tin khác

Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn...

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa phát đi công văn số 2546/BTNMT-KSONMT ngày 22/4/2024 xin ý kiến đối với dự thảo 2 thông tư ban hành về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.

Danh mục này là một phần quan trọng trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, nhằm phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục