Báo động: Ô nhiễm không khí khiến trẻ em bị cao huyết áp

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/11/2022 | 10:16:52 AM

QLMT - Cao huyết áp là tình trạng thường xuất hiện ở người trưởng thành, nhưng nhiều năm trở lại đây, số ca trẻ em bị cao huyết áp ngày càng nhiều hơn, một phần do ô nhiễm không khí.

Đó là kết quả được đưa ra sau khi các nhà khoa học Anh phân tích 8 nghiên cứu dựa trên tư liệu của 15.000 trẻ em từ 10 đến 19 tuổi ở nhiều quốc gia về việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm chứa các hạt bụi mịn PM2.5 siêu nhỏ.

Nếu trẻ em tiếp xúc với mức PM2.5 và PM10 cao trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ bị cao huyết áp khi đến tuổi trưởng thành
Nếu trẻ em tiếp xúc với mức PM2.5 và PM10 cao trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ bị cao huyết áp khi đến tuổi trưởng thành. Ảnh minh hoạ. ITN

Các nhà nghiên cứu kết luận, nếu trẻ em tiếp xúc với mức PM2.5 và PM10 cao trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ bị cao huyết áp khi đến tuổi trưởng thành. Họ lý giải: vì kích thước rất nhỏ nên những hạt bụi mịn này có thể xâm nhập thẳng vào phổi và máu. Sự tích tụ bụi mịn trong máu và phổi sẽ gây tổn thương niêm mạc, làm mạch máu cứng hơn. Tim khi đó sẽ cần hoạt động nhiều hơn để bơm máu nhanh hơn, làm tăng nguy cơ cao huyết áp khi đến tuổi trưởng thành và tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ. Điều này còn nghiêm trọng hơn đối với những trẻ em thừa cân, béo phì. 

Không chỉ tăng nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ, nhiều nghiên cứu cũng kết luận rằng không khí ô nhiễm chứa nhiều bụi mịn, trẻ em hít phải lâu ngày có thể khiến tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh hô hấp, rút ngắn tuổi thọ, chậm phát triển, ghi nhớ kém, tăng nguy cơ bị tự kỷ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 1,7 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm. 

80% thời gian của trẻ là ở nhà vui chơi, ăn uống, ngủ nghỉ. Vì vậy, bố mẹ trẻ cần thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà ở, giữ gìn không gian sống xanh, sạch sẽ, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình. Nếu bắt buộc phải ra đường, trẻ nhỏ cần được trang bị khẩu trang ngăn bụi mịn và kính mắt. Như vậy, sẽ hạn chế tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm. 

Lâm Hà

Tags Ô nhiễm không khí trẻ em cao huyết áp

Các tin khác

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Với bờ biển dài, hệ sinh thái biển đa dạng mỗi năm đang đóng góp 1/5 tổng GDP quốc gia cho Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại các hệ sinh thái này đang bị suy thoái nghiêm trọng.

Nhiều loài sinh vật đang dần biến mất nhưng không có ai từng chứng kiến hoặc ghi chép về sự tồn tại của chúng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc chúng ta ghi nhận đầy đủ mức độ đa dạng sinh học trên thế giới, cũng như hiểu rõ tác động của con người lên mạng lưới sự sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự