TP.HCM: Sẽ hỗ trợ vay vốn đối với hoạt động thu gom rác thải

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/7/2024 | 4:21:22 PM

QLMT - Đây là một trong những giải pháp nhằm thực hiện tốt việc phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn theo quy định trên địa bàn TP.HCM.

Hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi

Theo ông Tống Viết Thành, Phó trưởng Phòng Quản lý chất thải rắn Sở TN&MT TP, hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP được phân làm 2 loại. Đó là nhóm chất thải có thể tái chế và nhóm chất thải còn lại. Đối với nhóm chất thải có khả năng tái chế tái sử dụng, hộ gia đình thực hiện phân loại riêng, bán phế liệu hoặc cho lực lượng thu gom rác.

Tuy nhiên, theo Luật Bảo vệ môi trường, TP cần triển khai thực hiện phân loại thành 3 nhóm, thời hạn chậm nhất ngày 31/12/2024. Hiện Sở TN&MT đang tiếp tục hoàn thiện nội dung Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.


Khâu khó nhất trong việc phân loại chất thải rác sinh hoạt tại nguồn chính là vấn đề từ xe thu gom.

Trong đó, nội dung Đề án có hướng dẫn cụ thể cách thức phân loại tại nguồn, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong công tác thu gom tại nguồn, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại về các nhà máy xử lý chất thải của TP đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả và phù hợp với công nghệ xử lý (hiện hữu và định hướng trong thời gian tới).

"Khâu khó nhất hiện nay chính là vấn đề từ xe thu gom, đặc biệt là khi hộ gia đình phân loại rác, nhưng xe thu gom lại dồn hết vào làm một. TP.HCM cũng có phương án chia ngày thu gom theo loại rác nhưng cũng không thực hiện được”, ông Tống Viết Thành thông tin.

Để giải quyết vấn đề trên, theo đại diện Sở TN&MT TP, đơn vị thu gom tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý gắn kết với Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn TP.

Hiện nay, Quỹ Bảo vệ môi trường có chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP đang hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có nhu cầu vay vốn chuyển đổi phương tiện, với chính sách hỗ trợ cho vay hạn mức không quá 70% tổng mức đầu tư với mỗi dự án, lãi suất cho vay 3,86%/năm trong thời gian vay không quá 7 năm (tùy theo từng trường hợp cụ thể).

Sở cũng đang phối hợp các đơn vị có liên quan để nghiên cứu, xem xét đề xuất các chính sách hỗ trợ (cho người dân, lực lượng thu gom, vận chuyển) trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thu gom, vận chuyển riêng các loại chất thải sau phân loại (trong đó có xem xét hỗ trợ thiết bị lưu chứa riêng biệt chất thải thực phẩm sau phân loại cho đơn vị thu gom tại nguồn).


Trạm Trung chuyển rác Thạnh Xuân, Q.12 của Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM vừa được đưa vào sử dụng.

Sẵn sàng hợp tác với các đơn vị có nhu cầu

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị điện tử, ông Phan Hồng Thái – Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM cho biết, ngoài các chính sách, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, Công ty cũng sẽ có chính sách hỗ trợ nếu các đơn vị này có nhu cầu hợp tác.

Cụ thể, Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM sẵn sàng tiếp nhận các lực lượng lao động dân sinh trên địa bàn TP, với tinh thần cùng hợp tác phát triển. Đồng thời, Công ty sẽ có những chính sách, kế hoạch hỗ trợ, cũng như trang bị các thiết bị thu gom, vận chuyển cho các lực lượng thu gom rác dân sinh.

Theo Sở TN&MT TP, đơn vị này đang phối hợp với các địa phương tiếp tục rà soát, đầu tư bổ sung cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường tại địa phương. Tùy theo đặc thù của địa phương, Sở sẽ có giải pháp tuyên truyền, vận động, sắp xếp và tổ chức lại công tác thu gom, vận chuyển phù hợp địa phương như: phương án thu gom, thời gian và tần suất thu gom… Từ đó, tuyên truyền đến hộ gia đình, chủ nguồn thải về việc thay đổi lực lượng thu gom để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong quá trình triển khai.

ĐỖ THUẬN

Tags TP.HCM thu gom rác thải phân loại chất thải chất thải sinh hoạt

Các tin khác

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 (APGN-8) được tổ chức trong bối cảnh cơn bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng cho Cao Bằng và hàng loạt địa phương trên cả nước cùng nhiều quốc gia lân cận, tuy nhiên, hàng trăm đại biểu vẫn tới tham dự và chia sẻ tại 6 phiên hội thảo chuyên đề về một số giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu.

9 yếu tố ảnh hưởng đến giá đất vừa được Hà Nội quy định rõ, trong đó có điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện và điều kiện về giao thông.

Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 93/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Rủi ro an toàn hồ, đập với thủy điện Thác Bà lên cao những ngày qua, đến mức hơn 11.000 người dân ở Yên Bái phải sơ tán. Nhưng bây giờ, nỗi lo ấy đã được giải tỏa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự