Quản lý hiệu quả tài nguyên biển và hải đảo, hướng tới phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/5/2023 | 3:39:17 PM

QLMT - Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ TN&MT đã triển khai xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40 và Nghị định 11.

Sáng 10/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Biển và Hải đảo Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc Bộ về việc giải trình tiếp thu ý kiến các Thành viên Chính phủ và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 40/2016/NĐ-CP và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP.

Thực hiện Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (Nghị định 40) và ban hành Nghị định 11/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định số 51/2014/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển (Nghị định 11).



Quang cảnh buổi làm việc

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số quy định tại Nghị định 40 và Nghị định 11 đã không còn phù hợp với các văn bản, quy định mới ban hành. Do đó, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT rà soát, nghiên cứu, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40 và Nghị định 11 để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ TN&MT đã triển khai xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40 và Nghị định 11. Đến nay, Dự thảo đã hoàn thiện và thực hiện theo trình tự của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đã lấy ý kiến của các Thành viên Chính phủ và đang giải trình tiếp thu.

Báo cáo tại buổi làm việc, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, ngày 4/4, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2220 về việc chuyển ý kiến các Thanh viên Chính phủ về dự thảo Nghị định số 40 và Nghị định 11, theo đó, có 18/22 ý kiến biểu quyết thông qua toàn văn và ban hành Nghị định, 3/22 ý kiến đồng ý biểu quyết thông qua có bổ sung…

Cục đã khẩn trương tiếp thu, giải trình các ý kiến của Thành viên Chính phủ, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo Nghị định bảo đảm chặt chẽ theo đúng quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về các nội dung như: giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát trên biển; quy định thu tiền sử dụng khu vực biển để phục vụ nghiên cứu khoa học, đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát trên biển…

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40 và Nghị định 11 có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên môi trường biển và hải đảo, giúp nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân theo hướng sử dụng, khai thác tài nguyên môi trường biển hiệu quả và bền vững.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định, Thứ trưởng đề nghị Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cần khẩn trương tiếp thu, giải trình ý kiến các Thành viên Chính phủ, trong đó, những nội dung tiếp thu cần đánh giá tác động kỹ lưỡng, những nội dung giải trình thì nêu rõ những căn cứ pháp lý, tác động để sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định để trình Chính phủ ban hành để tháo gỡ những vướng mắc góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên biển và hải đảo phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Theo Báo TNMT

Tags Quản lý hiệu quả Tài nguyên biển và hải đảo Phát triển bền vững

Các tin khác

Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.

Việc quản lý chất thải nói chung và tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTR CNTT) nói riêng trong KCN đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan quản lý, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, hoạt động tái sử dụng loại chất thải này của các doanh nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, sản xuất năng lượng bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Bởi vậy, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội. Những mô hình, cách làm xuất phát từ những hành động nhỏ nhất của mỗi người, của cả cộng đồng chung tay hưởng ứng thì môi trường mới trong lành và sạch đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục