Chính sách pháp luật quản lý ô nhiễm vi nhựa hướng tới nền kinh tế tuần hoàn
- Cập nhật: Thứ ba, 7/9/2021 | 2:44:17 PM
QLMT - Ước tính mỗi năm lượng rác thải nhựa phát sinh khoảng 12 triệu tấn, trong đó 2 triệu tấn tích tụ trong đất liền, 8 triệu tấn mảnh nhựa và 1,5 triệu tấn vi nhựa sơ cấp đổ ra đại dương và 0,6 triệu tấn lưới đánh cá bị vứt xuống biển. Từ thực tế đó, nhiều nước trong đó có liên minh Châu Âu đã ban hành các chính sách, công ước, hiệp định quốc tế liên quan rác thải nhựa và vi nhựa hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Chuyên trang Quản lý môi trường giới thiệu bài Tổng quan môi trường kỳ này với chủ đề: Chính sách, pháp luật quản lý ô nhiễm vi nhựa hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.
Công cụ/sáng kiến |
Năm |
Nội dung |
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) |
1982 |
Phần XII (Điều 192-237): bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm biển từ các nguồn trên biển/đất liền. |
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển (MARPOL 73/78) |
1973 |
Phụ lục V: Nghiêm cấm "việc thải bỏ ra biển tất cả đồ nhựa, cặn hàng, ngư cụ đánh cá bao gồm nhưng không giới hạn dây thừng tổng hợp, lưới đánh cá tổng hợp và túi rác nhựa”. |
Công ước London (LC 1972)
|
1972 |
Phụ lục I: ngăn chặn việc "cố ý vứt bỏ rác và các vật chất khác xuống biển từ tàu thuyền, máy bay và các công trình khác, bao gồm cả các con tàu”. |
Nghị định thư London (LP 1996) |
1996 |
Điều 4.1.1, 5 và 6: cấm đổ bất kỳ rác thải hoặc các vật chất khác bao gồm cả việc xuất khẩu rác thải sang các nước để đổ và đốt trên biển ngoại trừ các vật liệu trong Phụ lục I. |
Chương trình Biển khu vực (RSP 1974) và Chương trình Hành động toàn cầu (GPA 1995) |
2003 |
Các hoạt động tại 12 vùng biển. |
Chiến lược Honolulu |
2011 |
Khuôn khổ toàn cầu về phòng ngừa và quản lý rác Biển. |
Tuyên bố Manila |
2012 |
Ngăn chặn rác thải biển từ các nguồn trên đất liền và thiết lập Quan hệ đối tác toàn cầu về rác thải trên biển (GPML). |
Hội nghị thượng đỉnh G7 |
2014 |
Kế hoạch hành động về rác thải trên biển của G7. |
Hội nghị thượng đỉnh G20 |
2017 |
Kế hoạch hành động về rác thải trên biển của G20. |
UNEA I |
2014 |
Nghị quyết 1/6: về "Mảnh nhựa và vi nhựa trên biển”. |
UNEA II |
2016 |
Nghị quyết 2/11: các biện pháp giảm rác thải nhựa và vi nhựa trên biển |
UNEA III |
2017 |
Nghị quyết 3/7: hạn chế rác thải nhựa và vi nhựa trên biển |
Biện pháp |
Thời gian |
Khu vực quan tâm |
Nhắm mục tiêu vào vi nhựa |
a. Chiến lược Nhựa của EU |
1/2018 |
Đất/nước/không khí |
Có |
b. Các biện pháp để giải quyết vấn đề chất thải và vật chất khác/sản phẩm |
|||
Chỉ thị khung về rác thải |
5/2018 |
Đất/nước/không khí |
Không |
Nhựa sử dụng 1 lần và ngư cụ |
5/2018 |
Nước biển |
Không |
REACH |
1/2018 |
Đất/nước |
Có |
Chỉ thị về Bao bì và rác thải bao bì |
5/2018 |
Đất/nước |
Không |
Bãi chôn lấp |
3/2018 |
Đất/nước/không khí |
Không |
c. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước |
|||
Chỉ thị khung về nước |
12/2000 |
Nước ngọt |
Không |
Chỉ thị khung về chiến lược biển |
6/2018 |
Nước biển |
Không |
Các cơ sở tiếp nhận tại cảng |
1/2018 |
Nước biển |
Không |
Nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng của hoạt động tái chế nhựa |
Các hành động để cải thiện thiết kế sản phẩm: - Sửa đổi Chỉ thị về bao bì và chất thải bao bì: Ủy ban bắt đầu làm việc về các quy tắc hài hòa mới để đảm bảo rằng vào năm 2030 tất cả các bao bì nhựa được đưa vào thị trường EU có thể được tái sử dụng hoặc tái chế theo cách hiệu quả về chi phí; - Cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc của hóa chất và giải quyết vấn đề các chất di sản trong các dòng tái chế; - Các biện pháp thiết kế sinh thái mới: xem xét các yêu cầu để hỗ trợ khả năng tái chế nhựa. |
Các hành động thúc đẩy lượng nhựa được tái chế: - Khởi động một chiến dịch cam kết trên toàn EU nhắm mục tiêu đến ngành công nghiệp và các cơ quan công quyền; - Đánh giá các khuyến khích pháp lý hoặc kinh tế để thúc đẩy lượng nhựa được tái chế, bao gồm: sửa đổi Chỉ thị về Bao bì và chất thải bao bì; đánh giá/xem xét - Quy định Sản phẩm xây dựng; và đánh giá/xem xét Chỉ thị về Xe hết niên hạn sử dụng; - Liên quan đến vật liệu tiếp xúc với thực phẩm: hoàn thành nhanh chóng các thủ tục cấp phép đang chờ xử lý cho các quy trình tái chế nhựa, mô tả tốt hơn bản chất của các chất gây ô nhiễm và sử dụng hệ thống giám sát; - Phát triển các tiêu chuẩn chất lượng cho chất thải nhựa đã phân loại và nhựa tái chế; - Mua sắm công xanh và nhãn điện tử: khuyến khích hơn nữa việc sử dụng nhựa tái chế, bao gồm bằng cách phát triển các công cụ xác minh đầy đủ. |
Các hành động để cải thiện việc thu gom riêng rác thải nhựa: - Ban hành hướng dẫn mới về thu gom và phân loại rác thải riêng; - Đảm bảo thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ hiện có về thu gom riêng, bao gồm cả việc liên tục rà soát Luật Chất thải. |
Hạn chế rác thải nhựa và xả rác |
Các hành động để giảm lượng nhựa sử dụng một lần: - Nghiên cứu phân tích, bao gồm cả việc tham vấn cộng đồng, để xác định phạm vi của một sáng kiến lập pháp về nhựa sử dụng 1 lần. |
Các hành động để giải quyết các nguồn rác phát sinh trên biển: - Thông qua một đề xuất lập pháp về các cơ sở tiếp nhận xử lý rác thải từ tàu tại cảng biển; - Phát triển các biện pháp để giảm thất thoát hoặc làm rơi ngư cụ trên biển, ví dụ bao gồm các mục tiêu tái chế, chương trình mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR), quỹ tái chế hoặc chương trình đặt cọc - hoàn trả); - Phát triển các biện pháp để hạn chế thất thoát nhựa trong nuôi trồng thủy sản. |
Các hành động hiệu quả hơn để giám sát và hạn chế rác biển: - Cải thiện việc giám sát và lập bản đồ rác biển, bao gồm cả vi nhựa, trên cơ sở các phương pháp hài hòa của EU; - Hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện chương trình triển khai các biện pháp để hạn chế thải bỏ rác trên biển theo Chỉ thị khung Chiến lược biển, bao gồm cả kết hợp với các kế hoạch quản lý rác thải trong khuôn khổ Chỉ thị khung về Chất thải. |
Các hành động đối với nhựa có thể ủ phân và phân hủy sinh học: - Nghiên cứu để phát triển các quy tắc hài hòa về xác định và dán nhãn nhựa có thể ủ phân và phân hủy sinh học; - Tiến hành đánh giá vòng đời để xác định những điều kiện sử dụng chúng có lợi và các tiêu chí cho việc sử dụng như vậy; - Hạn chế sử dụng nhựa quang hóa thông qua Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất (REACH). |
Các hành động để hạn chế ô nhiễm vi nhựa: - Hạn chế việc bổ sung vi nhựa vào các sản phẩm thông qua REACH; - Kiểm tra các lựa chọn chính sách để giảm thiểu việc phát sinh vi nhựa không chủ ý từ lốp xe, hàng dệt và sơn (ví dụ bao gồm các yêu cầu tối thiểu đối với thiết kế lốp xe như độ mài mòn, độ bền của lốp xe) và/hoặc qquy định về thông tin sản phẩm (bao gồm cả ghi nhãn nếu thích hợp), các phương pháp đánh giá phát sinh vi nhựa từ vải sợi và lốp xe, kết hợp với thông tin (bao gồm cả việc dán nhãn có thể)/yêu cầu tối thiểu, tài trợ NC&PT có mục tiêu); - Phát triển các biện pháp để giảm rơi vãi hạt nhựa (ví dụ: chương trình chứng nhận dọc theo chuỗi cung ứng nhựa và/hoặc tài liệu tham khảo về Kỹ thuật hiện hành tốt nhất trong Chỉ thị về Phát thải công nghiệp); - Đánh giá Chỉ thị Xử lý nước thải đô thị: đánh giá hiệu quả liên quan đến việc thu giữ và loại bỏ vi nhựa. |
Thúc đẩy đầu tư và đổi mới theo hướng các giải pháp tuần hoàn |
Các hành động để thúc đẩy đầu tư và đổi mới trong chuỗi giá trị: - Hướng dẫn của Ủy ban về việc điều chỉnh phí EPR; - Các khuyến nghị của Nền tảng Hỗ trợ tài chính cho kinh tế tuần hoàn; - Kiểm tra tính khả thi của một quỹ đầu tư tư nhân tài trợ cho các khoản đầu tư vào những giải pháp sáng tạo và công nghệ mới nhằm giảm thiểu tác động môi trường của sản xuất nhựa nguyên sinh; - Hỗ trợ tài chính trực tiếp cho cơ sở hạ tầng và đổi mới thông qua Quỹ đầu tư chiến lược châu Âu và các công cụ tài trợ khác của EU; - Tiếp tục thực hiện nghiên cứu về các tác động trong vòng đời của những nguyên liệu thay thế cho sản xuất nhựa; - Xây dựng Chương trình đổi mới nghiên cứu chiến lược về nhựa để hướng dẫn các quyết định tài trợ trong tương lai. |
Khai thác các hành đồng toàn cầu |
- Các hành động tập trung vào các khu vực chính như Đông Á và Đông Nam Á để hỗ trợ tiêu thụ và sản xuất bền vững,...; - Hỗ trợ các sáng kiến đa phương về nhựa; - Hợp tác song phương với các nước ngoài EU; - Các hành động liên quan đến thương mại quốc tế, như: hỗ trợ phát triển các tiêu chuẩn công nghiệp quốc tế về phân loại và tái chế chất thải nhựa, phát triển chương trình chứng nhận cho các nhà máy tái chế,... |
Hộp 1. Tình trạng môi trường tốt
Tình trạng môi trường tốt (GES) là tình trạng môi trường của các vùng nước biển nơi cung cấp cho các đại dương và biển năng động, đa dạng về mặt sinh thái, sạch sẽ, lành mạnh và hiệu quả trong điều kiện nội tại của chúng, và việc sử dụng môi trường biển ở mức độ bền vững, do đó bảo vệ tiềm năng sử dụng và hoạt động của các thế hệ hiện tại và tương lai. 11 bộ mô tả định tính để xác định GES gồm:
(1) Đa dạng sinh học được duy trì;
(2) Các loài phi bản địa do con người đưa vào có mức độ không làm thay đổi bất lợi cho hệ sinh thái;
(3) Quần thể của tất cả các loài cá và sinh vật có vỏ được khai thác thương mại đều nằm trong giới hạn sinh học an toàn;
(4) Các yếu tố của lưới thức ăn đảm bảo sự phong phú và sinh sản lâu dài;
(5) Giảm thiểu hiện tượng phú dưỡng do con người gây ra;
(6) Tính toàn vẹn của đáy biển ở mức đảm bảo rằng cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái được bảo vệ;
(7) Sự thay đổi vĩnh viễn của điều kiện thủy văn không ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển;
(8) Nồng độ chất gây ô nhiễm không làm phát sinh các tác động ô nhiễm;
(9) Chất gây ô nhiễm trong các loài cá và hải sản khác không vượt quá mức quy định;
(10) Các đặc tính và số lượng của rác biển không gây nguy hại cho môi trường biển và ven biển;
(11) Việc sử dụng năng lượng (kể cả tiếng ồn dưới nước) không ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.
Nguồn: Marine Strategy Framework Directive |
Tags vi nhựa luật pháp hiệp định quốc tế ô nhiễm môi trường rác thải nhựa ô nhiễm môi trường biển Liên minh Châu Âu Kinh tế tuần hoàn
Các tin khác
Quảng Ninh hiện là một trong số ít những địa phương được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia đánh giá là địa phương đã và đang từng bước hài hòa, hạn chế tối đa được xung đột giữa phát triển KT-XH và vấn đề bảo vệ môi trường.
Việc quản lý chất thải nói chung và tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTR CNTT) nói riêng trong KCN đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan quản lý, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, hoạt động tái sử dụng loại chất thải này của các doanh nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, giải pháp mang lại hiệu quả về kinh tế, sản xuất năng lượng bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Bởi vậy, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội. Những mô hình, cách làm xuất phát từ những hành động nhỏ nhất của mỗi người, của cả cộng đồng chung tay hưởng ứng thì môi trường mới trong lành và sạch đẹp.