QLMT - Lạng Giang có những yếu tố đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, lưu thông hàng hóa và là điểm đến cho các doanh nghiệp vào đầu tư, là cơ hội cho phát triển nền kinh tế đa dạng.
Trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bắc Giang được chú trọng phát triển trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Được xem là vùng đất 'hứa' cho phát triển khu công nghiệp tại Bắc Giang, huyện Lạng Giang hiện đang có 7 cụm công nghiệp với quy mô lên đến 270 ha, trong đó Cụm công nghiệp Tân Dĩnh – Phi Mô (18 ha); Vôi - Yên Mỹ (13 ha); Nghĩa Hòa (66 ha); Non Sáo (23 ha); Đại Lâm (50 ha); Hương Sơn (65 ha); Tân Hưng (49 ha). Trên địa bàn đang có hơn 30 doanh nghiệp hoạt động với quy mô đầu tư trên 10.000 tỷ đồng. Số lao động tại các Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn hiện có trên 10.000 công nhân.
Lạng Giang là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, có vị trí chiến lược giao thông đặc biệt thuận lợi (gồm: cao tốc, 3 tuyến quốc lộ, 2 tuyến đường tỉnh, ngoài ra còn có đường sắt, đường thủy...).
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gắn với hành lang phát triển kinh tế trên tuyến Quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn, các yếu tố đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Lạng Giang trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, lưu thông hàng hóa và là điểm đến cho các doanh nghiệp vào đầu tư, là cơ hội cho phát triển nền kinh tế đa dạng cả công nghiệp, dịch vụ thương mại và nông nghiệp.
Đặc biệt, trong định hướng trở thành tỉnh công nghiệp "top đầu” của phía Bắc. Bắc Giang sẽ quy hoạch thêm 29 KCN và 63 cụm công nghiệp (CCN) với quy mô lên tới trên 10.000 ha. Trong đó, Lạng Giang sẽ trở thành thủ phủ công nghiệp của Bắc Giang với quy hoạch mới thêm 6 KCN và 3 CCN có quy mô lên đến hơn 1.200 ha. Nổi bật là các KCN Nghĩa Hưng (320 ha), KCN An Hà (300 ha), KCN Thái Đào - Tân An (130 ha), KCN Mỹ Thái (150 ha), KCN Tân Hưng (155 ha).
Hiện nay, các KCN hiện hữu tại Bắc Giang có quy mô khoảng 2.000 ha, chưa tính mở rộng, trong khi đó định hướng của Lạng Giang sẽ có 1.200 ha đất để phát triển KCN. Với quy mô như vậy, Lạng Giang đang từng bước được định hướng là trung tâm phát triển KCN mới của tỉnh Bắc Giang và khu vực phía Bắc.
Với những bước đi nhanh, nhưng rất vững chắc, huyện Lạng Giang đang ngày càng chứng tỏ vị thế của mình trên bản đồ công nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Huyện đã và đang chuẩn bị sẵn sàng các tiền đề để đón "đại bàng” lớn về làm tổ./.
Sơn Hà (T/h)
Tags
Lạng Giang
Vùng đất hứa
Phát triển công nghiệp
Để giải quyết tình trạng ngập lụt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.
Hoàn lưu bão số 3 gây lũ lụt, mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy về khiến mực nước các sông gần các khu công nghiệp (KCN) đều dâng cao.
Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại “bỏ quên” yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.
Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.