Những tồn tại, bất cập trong phát triển khu công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/9/2021 | 4:11:03 PM

QLMT - Những tồn tại, bất cập trong phát triển khu công nghiệp trong thời gian qua đã được đại biểu chỉ rõ tại hội thảo Góp ý sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế ngày 21-9.

Phát triển khu công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, tồn tại
Phát triển khu công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, tồn tại

PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường chỉ ra 7 điểm tồn tại, bất cập trong phát triển khu công nghiệp trong thời gian qua.

Thứ nhất, quy hoạch khu công nghiệp chưa đảm bảo tiếp cận cảnh quan, hệ sinh thái, dựa trên nền tảng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế hài hòa và bền vững.

Thứ hai, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh.

Thứ ba, một số khu công nghiệp triển khai không đúng tiến độ nên diện tích đất sử dụng cho dự án chưa được khai thác.

Thứ tư, việc bố trí đất đai cho các khu công nghiệp nhiều nơi còn chưa hợp lý và tiết kiệm.

Thứ năm, công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở một số khu công nghiệp còn khó khăn, ảnh hưởng tới tốc độ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và làm chậm tiến độ khai thác quỹ đất khu công nghiệp. Đặc biệt, nhu cầu về nhà ở của người lao động rất lớn và bức xúc.

Thứ sáu, việc phát triển nhanh các khu công nghiệp trong thời gian qua đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Lượng rác thải và các chất gây ô nhiễm môi trường cũng gia tăng, gây tác hại đến sức khỏe người dân, ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng bền vững của đất nước.

Thứ bảy, số dự án chậm triển khai nhiều năm mà không bị thu hồi cũng như chưa có hướng xử lý.

Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam thời gian qua được đánh giá là đã tạo điều kiện để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. 

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, bối cảnh quốc tế và trong nước đã có những sự tác động không nhỏ đến việc định hướng phát triển khu công nghiệp. Việc tham gia WTO, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới là bàn đạp cho thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó, Việt Nam phải xây dựng được các chính sách ưu đãi đặc biệt để đảm bảo thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp một cách hiệu quả nhưng vẫn không trái với các cam kết với quốc tế. 

Hy vọng Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế sẽ được sửa đổi một cách toàn diện, khắc phục được những bất cập trên, tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực đầu tư cho hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế. Từ đó, tạo điều kiện thu hút những dự án có chất lượng cao, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới.
-------------------
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho thấy đến hết tháng 5/2021, đã có 394 khu công nghiệp được thành lập (bao gồm 351 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, 35 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển và 8 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu) với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 121,9 nghìn ha.

Trong số 394 khu công nghiệp được thành lập, có 286 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 86 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 57,3 nghìn ha; và 108 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 35,9 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 23,6 nghìn ha.

Bắc Lãm


Tags tồn tại bất cập phát triển khu công nghiệp sửa đổi Nghị định 82/2018/NĐ-CP

Các tin khác

Để giải quyết tình trạng ngập lụt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.

Hoàn lưu bão số 3 gây lũ lụt, mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy về khiến mực nước các sông gần các khu công nghiệp (KCN) đều dâng cao.

Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại “bỏ quên” yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.

Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục