QLMT - Thủ tướng đồng ý bổ sung KCN Sông Công II giai đoạn 2 và KCN Phú Bình vào quy hoạch chung của tỉnh đến 2020.
KCN Sông Công II giai đoạn 2 có diện tích 300 ha, KCN Phú Bình diện tích 675 ha.
Thủ tướng vừa đồng ý đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung 2 khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Thái Nguyên vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam, tổng diện tích 975 ha. Cụ thể, KCN Sông Công II giai đoạn 2 với diện tích 300 ha tại TP Sông Công và KCN Phú Bình diện tích 675 ha tại xã Tân Hòa, xã Lương Phú và thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình được bổ sung quy hoạch.
Các KCN khác nằm trong quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2014 không thay đổi.
Thủ tướng giao UBND tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo; quy mô diện tích, vị trí đề xuất bổ sung quy hoạch các KCN Sông Công II giai đoạn 2 và KCN Phú Bình... UBND tỉnh chịu trách nhiệm báo cáo HĐND xem xét thông qua và quyết nghị việc điều chỉnh, bổ sung các KCN nêu trên trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020).
UBND tỉnh Thái Nguyên có trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tương ứng với chỉ tiêu diện tích đất KCN được điều chỉnh; Chỉ đạo thực hiện thủ tục đầu tư, thành lập, xây dựng KCN phù hợp với khả năng thu hút đầu tư và tuân thủ các điều kiện quy định...
Thái Nguyên phát triển các KCN từ năm 2000 với dự án đầu tiên là KCN Sông Công I. Đến nay, tỉnh có 6 KCN với diện tích hơn 1.400 ha, thu hút gần 240 dự án trong vào ngoài nước. Hiện tại, 5/6 KCN này đã hoạt động, riêng KCN Quyết Thắng 105 ha đang thu hút nhà đầu tư hạ tầng. Các KCN của Thái Nguyên thu hút nhiều dự án của các tập đoàn kinh tế lớn như Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên, MDF Dongwha Việt Nam, Hansol Việt Nam, Alutec Vina, ALK Vina, Mani Hà Nội....
Mục tiêu đến năm 2030, Thái Nguyên sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm kinh tế - xã hội, cực tăng trưởng có tác động lan tỏa đối với vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Theo Khổng Chiêm/ ndh.vn
Để giải quyết tình trạng ngập lụt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.
Hoàn lưu bão số 3 gây lũ lụt, mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy về khiến mực nước các sông gần các khu công nghiệp (KCN) đều dâng cao.
Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại “bỏ quên” yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.
Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.