Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các Khu công nghiệp tại Lạng Sơn

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/1/2021 | 9:31:39 AM

QLMT - Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

dieu-chinh-bo-sung-quy-hoach-cac-khu-cong-nghiep-tai-lang-son-1
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh giảm diện tích Khu công nghiệp Đồng Bành 159,76ha (từ 321,76ha xuống 162ha). Vị trí tại các xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng và thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Bổ sung Khu công nghiệp Hữu Lũng với quy mô diện tích 599,76ha tại các xã Hồ Sơn và Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vào quy hoạch phát triển Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Khu công nghiệp khác nằm trong quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 tại Quyết định số 1107/QĐ- TTg ngày 21/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ không thay đổi.

UBND tỉnh Lạng Sơn chịu trách nhiệm về tính chính xác về quy mô diện tích, vị trí đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các Khu công nghiệp; đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi, liên kết, đồng bộ, kế thừa và khả năng tích hợp của phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Không để xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình triển khai thực hiện.

Thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn theo quy định của pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đang đầu tư trong Khu công nghiệp Hồng Phong theo quy định của pháp luật.

Phân kỳ thực hiện quy hoạch Khu công nghiệp theo các giai đoạn trên cơ sở đảm bảo: phù hợp với khả năng thu hút đầu tư, tính đồng bộ với đầu tư kết nối hạ tầng, hạ tầng xã hội (nhà ở, thiết chế văn hóa, xã hội, thể thao cho người lao động làm việc trong Khu công nghiệp), bảo vệ môi trường; tránh tình trạng để đất hoang hóa, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân trong khu vực bị thu hồi đất, phát sinh khiếu nại, khiếu kiện.

Thực hiện thủ tục đầu tư, thành lập, xây dựng Khu công nghiệp theo từng giai đoạn, phù hợp với khả năng thu hút đầu tư và tuân thủ các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan.

Thực hiện đồng bộ việc quy hoạch, phát triển Khu công nghiệp với các công trình nhà ở, xã hội và văn hóa thể thao cho người lao động trong Khu công nghiệp; đảm bảo việc cung cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào phục vụ cho hoạt động của Khu công nghiệp.

UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng tập trung xây dựng các công trình nhà máy xử lý nước thải tập trung của các Khu công nghiệp trước khi đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; có giải pháp ổn định đời sống và xây dựng phương án hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất.

Chỉ đạo việc cập nhật, bổ sung định hướng phát triển Khu công nghiệp trong quá trình triển khai lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn theo quy định của Luật Quy hoạch. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án hạ tầng Khu công nghiệp và thu hút nhà đầu tư hạ tầng có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm theo quy định của pháp luật; sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và đảm bảo tính khả thi của quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn…


Theo Tuyết Hạnh/ Báo Xây Dựng

Tags Lạng Sơn KCN bổ sung quy hoạch

Các tin khác

Để giải quyết tình trạng ngập lụt, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bến Tre đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.

Hoàn lưu bão số 3 gây lũ lụt, mưa lớn, nước từ thượng nguồn chảy về khiến mực nước các sông gần các khu công nghiệp (KCN) đều dâng cao.

Loạt cụm công nghiệp, làng nghề tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, mặc dù được đầu tư hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp nhưng lại “bỏ quên” yếu tố đảm bảo môi trường trước khi đưa vào khai thác.

Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu kinh tế và khu công nghiệp giai đoạn 2017 - 2021 của TP. Hải Phòng cho thấy, công tác xử lý vi phạm và việc theo dõi tình hình thực hiện kết luận kiểm tra còn hạn chế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục