Xu hướng kiến trúc cảnh quan 2024: Bản ngã của một xã hội bền vững

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/3/2024 | 11:17:29 AM

Trong bối cảnh thách thức về biến đổi khí hậu và sự cần thiết của việc bảo vệ hệ sinh thái, lĩnh vực kiến trúc cảnh quan không chỉ là môi trường cho người làm nghề thỏa sức thể hiện sự sáng tạo, mà còn là bản ngã của một xã hội đang hướng tới tương lai bền vững.

Trong bối cảnh thách thức về biến đổi khí hậu và sự cần thiết của việc bảo vệ hệ sinh thái, lĩnh vực kiến trúc cảnh quan không chỉ là môi trường cho người làm nghề thỏa sức thể hiện sự sáng tạo, mà còn là bản ngã của một xã hội đang hướng tới tương lai bền vững.

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy hứng khởi với những xu hướng đột phá độc đáo và đổi mới trong ngành nghề. Từ việc giảm khí thải carbon, cho ra đời các vật liệu thông minh tự phục hồi, đến những định hình mới, đầy khát vọng và sáng tạo trong lĩnh vực này. Kiến trúc cảnh quan trong tương lai gắn liền với định nghĩa của các "công trình xanh”, những thiết kế vừa mang vẻ đẹp thẩm mỹ, vừa kết nối và tái tạo không gian sống, hướng đến sự bền vững và đa dạng của môi trường tự nhiên.


Mái nhà xanh dạng kim tự tháp – ACROS Fukuoka, Nhật Bản

Cảnh quan giảm lượng khí thải carbon

Thế giới nêu bật nguyên tắc phát triển bền vững, giảm chất thải và tăng cường sức khỏe cho hệ sinh thái. Chúng cũng chính là kim chỉ nam trong kiến trúc cảnh quan và đóng vai trò tối quan trọng trong xu thế năm 2024. Đây là nguyên tắc tập trung vào việc thiết kế nhằm đặt hiệu quả cao trong việc sử dụng năng lượng và vật liệu, bảo vệ nguồn nước, có biện pháp tái chế – tái sử dụng đồng thời quan tâm đến cảnh quan thích ứng với biến đổi khí hậu và tạo môi trường sinh thái khỏe mạnh. Có thể kể đến những phương án như sử dụng vật liệu và cây trồng địa phương, duy trì những khu vườn thảo mộc, hay lắp đặt hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, hệ thống lọc nước wetland thân thiện với môi trường…


Hồ lọc nước phương pháp Wetland rộng 150m2 – Merryland, Việt Nam

Những mảng xanh tự động và thông minh

Năm 2024 tiếp tục là xu hướng trong việc tích hợp cảnh quan và các tính năng công nghệ cao. Những hệ thống chiếu sáng ngoài trời hỗ trợ wifi, thiết bị cảm ứng thời tiết hay hệ thống tưới tự động mang đến khái niệm "cảnh quan thông minh”. Không chỉ bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ và thời đại, xu hướng này cho phép quản lý và tối đa hóa hiệu quả sử dụng không gian ngoài trời và đô thị. Trong một tương lai gần, các công nghệ thông minh và tự động sẽ ngày càng đề cao các tiêu chí bảo vệ sức khỏe người sử dụng và giảm thiểu khí thải vào môi trường. Ở một định nghĩa khác, mảng xanh tự động đề cập đến yếu tố "tự phục hồi” của cảnh quan, khi mà các thiết kế và phương án sử dụng vật liệu, cây trồng quan tâm đến vấn đề tái chế – tái sử dụng, tuần hoàn và tái tạo nguồn năng lượng và tài nguyên. Chúng tạo ra một vòng lặp hữu cơ đàn hồi cho hệ sinh thái cảnh quan, thân thiện với động vật hoang dã và cải thiện môi trường sống tự nhiên.


Khai thác cây trồng và vật liệu địa phương trong cảnh quan các resort – Keemala, Thái Lan

Trân trọng yếu tố đặc trưng bản địa

Như đã đề cập, việc nghiên cứu các hình thái cảnh quan bản địa là một phần của nỗ lực phát triển cảnh quan bền vững. Các kiến trúc sư, kỹ sư hay nhà làm vườn cũng đều quay trở về với hệ thống thực vật tại chỗ, khi chúng chính là lựa chọn tuyệt vời nhất bởi sức phát triển mạnh mẽ và đảm bảo tuổi thọ lâu dài của cảnh quan. Cây trồng, kết hợp với nguồn vật liệu từ địa phương, không chỉ là giải pháp tiết kiệm mà còn gia tăng thêm sự đa dạng tự nhiên cho cảnh quan, đồng thời tạo ra môi trường sinh thái thu nhỏ cho động vật hoang dã và vi sinh vật có ích.


Ứng dụng vật liệu thép tái chế và bê tông thông minh – Rivermark, California

Vật liệu độc đáo và đa năng

Các kết cấu được nghiên cứu nhằm tạo ra vẻ ấn tượng vượt trội, như kim loại hay gạch block hoa gió đang nổi lại trong thời gian gần đây; song song với việc duy trì tính bền vững của vật liệu cảnh quan với gỗ tái chế hay bê tông thông minh. Xu hướng sử dụng gạch block hoa gió mang đến cho cảnh quan vẻ đẹp thẩm mỹ thị giác, làm nền phát triển cho các loại tường xanh, đặc biệt chúng tạo ra các khoảng không gian riêng tư trong cảnh quan nhưng vẫn cho phép ánh sáng và không khí lưu chuyển. Hay kể đến "bê tông thông minh” đã phổ biến ở nước ngoài được làm từ vật liệu tái chế, trọng lượng nhẹ, tốn ít nhiên liệu cho việc vận chuyển và trên hết là thân thiện với môi trường. Đặc biệt một số loại có khả năng tự phục hồi, phản ứng với ứng suất và nhiệt độ. Chúng được ứng dụng ở một số ngành kỹ thuật nước ta và chắc chắn sẽ xuất hiện trong lĩnh vực cảnh quan thời gian tới.


Ứng dụng mô hình quản lý cây xanh bằng kỹ thuật số – Bishan-Ang Mo Kio, Singapore

Xu hướng nhắc lại: Mái nhà xanh và những bức tường "sống”

Chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt, việc phát triển mảng xanh theo chiều dọc không còn là một trào lưu mà là xu thế tất yếu đi đôi với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và sự thu hẹp cực nhanh những "lá phổi” tự nhiên. "Khao khát” mảng xanh đưa đến những khu vườn treo đơn giản của mỗi hộ gia đình, hay những bức tường và hệ thống mái công trình phủ cây trồng đồ sộ như một tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng của đô thị. Diện tích ngoài trời bị hạn chế đã không còn là thách thức, mái nhà xanh và những bức tường cây vẫn luôn là giải pháp cũng như sự lựa chọn tuyệt vời đảm bảo công năng phủ xanh đô thị, hiệu quả cách nhiệt tự nhiên và vẻ đẹp thẩm mỹ hiện đại trong xu thế cảnh quan 2024. Đồng thời, đây cũng là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng xanh-lam đô thị (GBI) vì một lộ trình cho các thành phố không carbon trong tương lai.

KTS Nguyễn Bảo Hoàng
Nguồn: Kiến trúc & Đời sống

Tags kiến trúc cảnh quan xu hướng thiết kế bản ngã kiến trúc

Các tin khác

Theo Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), đến hết quý 2/2024, Việt Nam có 476 công trình xanh với 11,489 triệu m² sàn đạt chứng nhận.

Tuần lễ Công trình xanh năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 3 - 4/10 với chủ đề "Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn".

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, đến cuối quý 2 năm 2024, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển công trình xanh và tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực xây dựng.

Ngày 10/7, dự án Golden Crown Hai Phong của DOJILAND đã được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) trao chứng nhận “Công trình Xanh LEED Residential - Silver”, ghi nhận công trình tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục