Dưới đây là 4 công trình của Việt Nam được lựa chọn vào chung kết:
Thang House do VTN Architects thực hiện
Thắng House được xây dựng tại Đà Nẵng, một thành phố miền Trung lớn thứ 3 cả nước. Chủ nhân của dự án mong muốn có được một ngôi nhà mang phong cách làng quê, nơi không khí trong lành, bao phủ bởi những đồng cỏ và những mảng xanh đậm chất nhiệt đới. Tất cả điều đó gợi nhớ về một thời tuổi thơ của người chủ nhà. Dự án được chia ra làm hai phần. Phần thứ nhất bao gồm những không gian sinh sống của gia đình, phần còn lại của công trình được xem như là "Lá phổi xanh”.
Không gian xanh sẽ đối diện với không gian ở, điều này giúp cung cấp không khí trong lành, khuếch tán ánh sáng và hương thơm của cây cỏ vào không gian bên trong nhà. Không gian xanh bị mất do việc xây dựng công trình này, sẽ được tái tạo như một vườn cây trên tầng thượng, việc này sẽ bảo vệ ngôi nhà khỏi những tia nhiệt từ ánh sáng mặt trời.
Tầng thượng bao gồm 9 khuôn bê tông lớn được sắp xếp cách nhau để có khoảng trống ở giữa giúp lọc ánh sáng vào trong nhà. Đây không đơn thuần là đóng góp không gian xanh cho đô thị mà còn được sử dụng để trồng trọt, cung cấp rau củ tươi trong cuộc sống hằng ngày cho gia đình chủ nhà.
Về mặt cải thiện sự bền vững và giảm chi phi sử dụng của dự án, nước mưa được tái sử dụng thông qua một hệ thống cung cấp nước tự động và được sử dụng để tưới cây. Công trình cố gắng giảm lượng điện năng tiêu thụ để dự án trở thành công trình tự cung cấp trong vật liệu và năng lượng.
"Thắng House” quanh năm sẽ được bao phủ bởi những mảng xanh nhiệt đới, sẽ tạo ra một không gian yên tĩnh và bình yên cho gia đình và trở thành lá phổi xanh của thành phố phát triển này.
Nhà hàng Vedana do VTN Architects thực hiện
Công trình nhà hàng Vedana được xây dựng tại bìa rừng Cúc Phương, nơi núi rừng và những thảm thực vật dày đặc bao bọc. Công trình là một phần trong phức hợp nghỉ dưỡng Vedana Resort do công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa quy hoạch toàn bộ, trong đó bao gồm 135 villa, 5 tòa condoltel và 8 bungalow, với số phòng lên tớ 622 phòng và số khách dự kiến 1350 người. Nhà hàng được thiết kế trở thành nhà hàng trung tâm phục vụ số khách trên và sự kiện tiệc cưới được tổ chức tại đây.
Công trình có diện tích bằng mái là 1051 m2, với bán kính mái lớn nhất là 18.3 m, chiều cao tới đỉnh mái là 15.85 m, ghi mốc công trình cao nhất trong chuỗi thiết kế nhà tre của VTN Architects. Cấu trúc tre gồm 36 khung tre tạo nên hình thức mái vòm 3 tầng mái được lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống.
Trong quy hoạch, nhà hàng nằm trên một hồ nước lớn, vốn là hồ nhân tạo có vai trò điều hòa nhiệt độ cho toàn dự án nói chung và nhà hàng nói riêng. Hồ nước có vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là với khu vực có nhiệt độ cao về mùa hè như Cúc Phương. Thêm nữa, hồ nước còn là một hồ chứa nước khổng lồ tích trữ nước mưa và nguồn nước dồi dào từ trên núi chảy xuống theo mạch ngầm.
Tổ ấm nông nghiệp do H&P Architects thực hiện
Được đặt tên là Tổ ấm Nông nghiệp (Agriculture + Nesture), ngôi nhà bao gồm hai phần chính: phần khung và phần bao phủ có thể được sử dụng ở nhiều khu vực khác nhau như khu vực nông thôn, khu vực bị ngập lụt và khu vực thu nhập thấp tái định cư. Các cụm của những ngôi nhà này được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, tạo ra một khu vực dân cư yên bình đặc trưng bởi một không gian cho tất cả mọi người. Tổ ấm Nông nghiệp cũng có thể được sử dụng như một ngôi nhà tập trung tất cả các dịch vụ giáo dục, y tế, cộng đồng, …
Khung hai tầng được gia cố (bao gồm móng, cột, sàn, mái, cầu thang) được làm bằng bê tông cốt thép với chi phí 150 triệu đồng (tương đương 6.500 USD). Trong trường hợp mở rộng khu vực được sử dụng, có thể sử dụng không gian có sẵn hoặc tầng thứ ba có thể được xây dựng thành một ngôi nhà ba tầng. Lớp phủ (bao gồm tường, cửa ra vào, vách ngăn) sẽ được hoàn thành phù hợp với các khu vực khác nhau với các vật liệu thân thiện có sẵn ở các địa phương như gỗ cây nho, đất đầm nện, gạch, … Phần phía trên mái nhà là nơi dành cho nông nghiệp, nơi thu hút sự chú ý đặc biệt của hệ thống thu gom và sử dụng nước và tái sử dụng nước.
Người dùng sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng ngôi nhà và họ sẽ chủ động phân chia không gian theo nhu cầu riêng của họ. Ngoài ra, họ cũng là những người sản xuất các vật liệu che phù hợp với điều kiện địa phương của họ. Theo nghĩa này, quá trình xây dựng sẽ giúp tạo việc làm, hình thành những ngôi nhà thúc đẩy phát triển nông nghiệp và mang lại sự cân bằng sinh thái cũng như sự ổn định kinh tế cho người dân ở những vùng dễ bị tổn thương.
Do đó, Tổ ấm Nông nghiệp sẽ là nơi hội tụ, tương tác và thích ứng với các mâu thuẫn địa phương khác nhau (tự nhiên so với nhân tạo, cư trú và nông nghiệp, cá nhân so với cộng đồng, vv), do đó cho phép nơi này không chỉ là không gian công cộng nhưng cũng là một nơi ở thực sự của con người.
S Space do H&P Architects thực hiện
Cách không xa khu công nghiệp lớn đầy ô nhiễm, công trình nằm trong khu đô thị mới đang hình thành với mật độ xây dựng cao ở thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Nam – đây là một không gian mở phục vụ cộng đồng, tập trung vào khía cạnh văn hóa và nghệ thuật theo định kỳ, thường nhật là không gian café.
Cảm hứng thiết kế đến từ vẻ đẹp của danh thắng quốc gia Kẽm Trống nằm giữa hai tỉnh Hà Nam & Ninh Bình mà tình trạng khai thác đá trái phép đang dần biến địa danh nổi tiếng này thành phế tích. Từ đó, hình thành nên quan điểm thiết kế là Tận dụng đồ phế thải (tái sử dụng thép ống giàn giáo, gom nhặt những mảnh đá Kẽm Trống, đá thải loại từ các làng nghề và công trường xây dựng nhằm thể hiện sự trân trọng, hoài niệm / tiếc nuối của người dân nơi đây với những gì đã từng thuộc về danh thắng này.
Với tên gọi là Không gian S – Công trình góp phần cảnh tỉnh tình trạng khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay, đã xóa sổ nhiều núi đá có giá trị lịch sử văn hóa, khiến hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân văn đang mất cân bằng nghiêm trọng. Thông điệp của Không gian S là: "Kiến trúc có trách nhiệm với môi trường tự nhiên & môi trường văn hóa-xã hội”.
Thuỷ Anh (T/H)
Nguồn: Tạp chí Kiến trúc