Thí điểm 5 tuyến buýt điện đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/2/2022 | 9:09:28 AM

QLMT - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ký quyết định đồng ý việc thí điểm 5 tuyến buýt điện đầu tiên tại thành phố với thời gian thí điểm trong 2 năm kể từ khi xe hoạt động.



Theo quyết định, 5 tuyến xe buýt điện nói trên sẽ do nhà đầu tư là Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái Vinbus thuộc Tập đoàn Vingroup triển khai bắt đầu từ quý I/2022. Trong thời gian thí điểm, thành phố sẽ áp dụng tạm thời đơn giá dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt dùng nhiên liệu sạch (CNG) cho buýt điện. Tỉ lệ trợ giá/chi phí trong thời gian thí điểm là 44,1%. Tỉ lệ này được xem xét điều chỉnh sau khi Bộ định mức kỹ thuật, đơn giá xe buýt điện được UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành.

5 tuyến xe buýt điện được thí điểm đó là các tuyến: 

VB01 từ Vinhome Grand Park đến Trung tâm thương mại Emart (cự ly 27km); 

VB02 từ Vinhome Grand Park đến sân bay Tân Sơn Nhất (cự ly 30km);

VB03 từ Vinhome Grand Park đến bến xe buýt Sài Gòn (cự ly 29km);

VB04 từ Vinhome Grand Park đến Bến xe Miền Đông (cự ly 8,5km);

VB05 từ Vinhome Grand Park đến Khu đô thị Đại học Quốc Gia (cự ly 10km).

Theo kế hoạch, Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái Vinbus sẽ sử dụng vé điện tử và đầu tư trung tâm điều khiển, phần mềm quản lý trực tuyến, giám sát tài xế... trên các tuyến. Giá vé dự kiến sau khi có trợ giá của nhà nước trung bình 7.000 đồng/lượt hành khách các tuyến VB01, VB02, VB03 và 5.000 đồng/lượt hành khách đối với các tuyến VB04, VB05. Riêng học sinh, sinh viên giá vé 3.000 đồng/lượt. Tập 30 vé có giá từ 112.500 - 157.500 đồng, tùy tuyến. 

UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải chủ trì, cân nhắc việc ứng dụng công nghệ, phương án bán vé, thu phí đi xe buýt hiện đại để tạo thuận tiện cho người dân và dễ dàng kiểm soát doanh thu, mức độ hiệu quả của các tuyến buýt làm căn cứ điều chỉnh các chính sách hỗ trợ;  Đồng thời yêu cầu thành lập Tổ công tác gồm nhiều sở ngành theo dõi, đánh giá, đề xuất điều chỉnh tỉ lệ trợ giá/chi phí; tuyệt đối không để xảy ra lãng phí, tiêu cực, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

Nguyễn Vinh

Tags buýt điện thí điểm Thành phố Hồ Chí Minh

Các tin khác

Theo Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), đến hết quý 2/2024, Việt Nam có 476 công trình xanh với 11,489 triệu m² sàn đạt chứng nhận.

Tuần lễ Công trình xanh năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 3 - 4/10 với chủ đề "Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn".

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, đến cuối quý 2 năm 2024, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển công trình xanh và tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực xây dựng.

Ngày 10/7, dự án Golden Crown Hai Phong của DOJILAND đã được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) trao chứng nhận “Công trình Xanh LEED Residential - Silver”, ghi nhận công trình tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục