Hà Nội nỗ lực xây dựng đô thị xanh bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/9/2024 | 11:17:21 AM

Tốc độ đô thi hóa nhanh, kéo theo đó là những nguy cơ về ô nhiễm môi trường ngày càng hiện hữu. Nhận thức được vấn đề trên, trong những năm qua, công tác xây dựng đô thị xanh, bền vững luôn là một trong những nhiệm vụ được cán bộ, Nhân dân TP Hà Nội.

Tốc độ đô thi hóa nhanh, kéo theo đó là những nguy cơ về ô nhiễm môi trường ngày càng hiện hữu. Nhận thức được vấn đề trên, trong những năm qua, công tác xây dựng đô thị xanh, bền vững luôn là một trong những nhiệm vụ được cán bộ, Nhân dân TP Hà Nội ưu tiên thực hiện.


Không gian xanh trong lòng đô thị Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Những chuyển biến tích cực

Đề cập đến khái niệm "xanh” trong đô thị, các chuyên gia khẳng định, tại Việt Nam thuật ngữ "xanh” đã được đề cập trong các chính sách của Nhà nước như Nghị quyết số 148/NĐ-CP ngày 11/11/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06/NĐ-TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Song, hiện nay vẫn chưa có khái niệm đầy đủ, thống nhất về đô thị xanh và hạ tầng xanh trong đô thị.

Tuy nhiên, dù chưa có những khái niệm đầy đủ, thống nhất, nhưng từ nhiều năm nay, các cấp, ngành TP Hà Nội đã triển khai các biện pháp nhằm xây dựng đô thị xanh theo hướng bền vững theo các tiêu chí "mềm” như: đô thị xanh; hạ tầng xanh; giao thông xanh; thoát nước xanh; cấp nước xanh; công viên xanh; chiếu sáng xanh; quản lý chất thải xanh; vệ sinh môi trường xanh.

Đơn cử, tại lĩnh vực quản lý chất thải xanh, cuối năm 2022, TP Hà Nội đã đưa vào vận hành Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý - Dự án có ý nghĩa quan trọng nhằm thay đổi phương thức xử lý rác thải sinh hoạt tại Thủ đô theo hướng hiện đại, bảo đảm vệ sinh môi trường. Cùng với đó, TP đã tiến hành tổ chức thí điểm chương trình phân loại rác thải tại nguồn tại 4 quận nội thành gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Ở góc độ giao thông xanh, TP Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm huy động, kêu gọi người dân tham gia sử dụng phương tiện công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân. Trong đó, TP đã tập trung phát triển hệ thống phương tiện thân thiện với môi trường như: tàu điện, xe buýt điện, dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng… nhằm hạn chế việc phát sinh khí thải gây ảnh hưởng đến môi trường của Thủ đô.
------------------------------
Tại Việt Nam, việc xử lý chất thải rắn trên đất liền đóng góp xấp xỉ 54,28% vào lượng khí thải nhà kính trên cả nước. Do thiếu hụt dữ liệu nên dữ liệu chính xác về lượng khí thải tính theo tấn hay các đơn vị khác không được đề cập cụ thể trong các nguồn dữ liệu có sẵn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, phần lớn lượng khí thải này là metan - một loại khí nhà kính độc hại được thải ra khi chất thải hữu cơ phân hủy trong các bãi chôn lấp rác và khoảng 85% lượng rác thải của Quốc gia được đưa thẳng đến các bãi rác mà không được xử lý qua.

Bà Sarah Remmei 
Chuyên gia hoạch định đô thị môi trường Spatial Decisions
------------------------------
Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2020, Sở Xây dựng đã giao các đơn vị chức năng thực hiện trồng được 987.187 cây bóng mát, cây lâm nghiệm các loại; 113.155 cây đơn lẻ, khóm; 147.450 m2 cây mảng, thảm cỏ theo chương trình trồng 1 triệu cây xanh.

Ngoài ra, thực hiện Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 8/3/2023 của UBND TP Hà Nội về việc trồng mới 500.000 cây xanh đô thị trên địa bàn TP giai đoạn 2021 - 2025, các đơn vị chức năng đã trồng được 101.758 cây xanh, dự kiến tiếp tục trồng khoảng 400.000 cây xanh trong thời gian sắp tới. Ngoài việc làm mới các không gian cũ, Hà Nội đang triển khai xây dựng thêm 9 công viên mới với quy mô lớn.

Sớm lấp "khoảng trống” về chính sách

Đề cập đến công tác xây dựng hạ tầng đô thị xanh, nhiều chuyên gia khẳng định, đây là việc làm không thể thực hiện, hoàn thành trong một sớm một chiều. Song, để mục tiêu trên sớm đi vào thực tiễn, rất cần có những thay đổi trong chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong việc phát triển đô thị xanh.

Cụ thể, theo bà Nguyễn Minh Thúy - Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, công tác bảo vệ môi trường nói chung, vệ sinh môi trường đô thị nói riêng đã được quy định cụ thể trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Đây là những bước tiến lớn trong việc xây dựng và ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường nói chung, môi trường đô thị nói riêng.

Song, trong hệ thống chính sách pháp luật của nước ta vẫn còn thiếu những văn bản quy định đặc thù đối với một số lĩnh vực như quản lý môi trường đô thị, quản lý chất thải rắn, cải cách, thúc đẩy ngành thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề đô thị nói chung và hạ tầng vệ sinh môi trường đô thị nói riêng chưa được nhận thức kịp thời, nên khá túng và chưa được quan tâm đúng mức trước tốc độ đô thị hóa.

Mặt khác, pháp luật liên quan đến vệ sinh môi trường đô thị hiện đang ở nhiều quy phạm pháp luật thuộc các ngành khác nhau với đa dạng chủ thể ban hành và cơ chế điều chỉnh khác nhau. "Vệ sinh môi trường là một "cơ thể sống”, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch, xây dựng, dân số, khoa học công nghệ… Vì vậy, chỉ quy định chung chung mà không có pháp luật đặc thù thì vấn đề vệ sinh môi trường sẽ không hiệu quả” - Bà Nguyễn Minh Thúy nêu vấn đề.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Đức Hưng - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP Hà Nội cho hay, hệ thống cây xanh của Thủ đô đã và đang có vai trò quan trong trọng việc xây dựng đô thị xanh. Song, đến thời điểm này, Hà Nội vẫn chưa có định mức kinh tế kỹ thuật và giá dịch vụ công ích cho công tác quản lý, giám sát duy tu, duy trì hệ thống cây xanh đô thị; chưa ban hành được danh mục cây khuyến khích trồng, cây hạn chế trồng và cây cấm trồng trong đô thị làm cơ sở phục vụ công tác quản lý… khiến công tác xây dựng đô thị xanh gặp nhiều khó khăn.

Trên các tuyến đường, phố thuộc địa bàn 12 quận nội thành và 17 huyện, thị xã Sơn Tây, khối lượng quản lý theo phân cấp của đơn vị là 2,4 triệu m2 thảm cỏ, cây mảng, hàng rào, hoa lưu niên, cây cảnh; 1.500 m2 hoa thời vụ; khoảng 194.000 cây bóng mát, 510.000 cây keo, tràm, bạch đàn trên 644 tuyến đường phố của 12 quận, 107 tuyến đường cao tốc, quốc lộ, vành đai, đường tỉnh, các đường trên địa bàn các huyện, thị xã Sơn Tây. Qua số liệu thống kê chưa đầy đủ, UBND cấp huyện quản lý khoảng 460.900 cây tại các địa bàn còn lại…

Nguyễn Đức Hưng 
Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP Hà Nội
Theo Kinh tế & Đô thị

Tags Hà Nội đô thị xanh hạ tầng xanh quản lý môi trường

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục