Phát triển hạ tầng GTVT theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/8/2024 | 11:46:12 AM

Từ năm 2021 đến nay, Bình Dương đã tập trung phát triển hạ tầng GTVT theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Cầu vượt ngã tư 550 hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần giải quyết ùn tắc ở cửa ngõ giữa TP.Dĩ An và TP.Thuận An

Theo đó, tỉnh đã triển khai quyết liệt, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các công trình, phát huy hiệu quả mục tiêu đầu tư.

Quyết liệt, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp

Đến nay, tỉnh đã hoàn thành 12 dự án gồm: Đường Mỹ Phước - Tân Vạn; nâng cấp đường ĐT.743 đoạn từ miếu Ông Cù đến cầu vượt Sóng Thần; đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài; đường Thủ Biên - Đất Cuốc (giai đoạn 1); xây dựng đường và cầu nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh…

Hiện tỉnh đang thi công 4 dự án giao thông đường bộ: Dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2); đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1) và 3 dự án đã được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, gồm: Dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tỉnh Bình Dương; xây dựng hầm chui tại nút giao ngã năm Phước Kiến; đầu tư thí điểm hệ thống giám sát điều hành giao thông.

Tỉnh cũng có 11 dự án đã và đang phê duyệt chủ trương đầu tư như: Đường Vành đai 4 TP.HCM - đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương (giai đoạn 1); đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành (giai đoạn 1); dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, xây dựng nút giao Sóng Thần; xây dựng hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bình Dương và cung cấp thông tin tại bến đỗ theo thời gian thực (đạt tỷ lệ 50% tổng số bến đỗ)…

Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt kết quả cao nhất, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Các nội dung chỉ đạo toàn diện, bao quát tất cả các quy trình của đầu tư công, từ khâu xây dựng kế hoạch vốn, thẩm định, phê duyệt dự án, thương thảo, ký kết hợp đồng, thi công đến thanh, quyết toán các công trình…

Lãnh đạo tỉnh đã thành lập nhiều tổ chỉ đạo, tổ công tác, tổ kiểm tra, giám sát việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương ngày 3/12/2022 về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, lần đầu tiên Bình Dương mở chiến dịch cao điểm "Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ ngày 8/12/2022 đến 31/01/2023” để tập trung huy động tối đa nguồn lực và thực hiện quyết liệt các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công.

Tăng cường kêu gọi các nguồn lực đầu tư

Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục phối hợp với bộ, ngành Trung ương thực hiện rà soát, đề xuất một số dự án giao thông đường bộ có nhu cầu áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Đồng thời, tỉnh tiếp tục kiến nghị Trung ương chấp thuận cho các nhà đầu tư đang đầu tư, khai thác các tuyến đường giao thông theo hình thức BOT được tiến hành nâng cấp, mở rộng tuyến; song song với công tác khảo sát, đánh giá các dự án BOT trên địa bàn tỉnh để tiến tới sắp xếp, xóa bỏ các trạm thu phí BOT.

Nhằm bảo đảm nguồn vốn cho đầu tư các dự án, nhất là các dự án cao tốc, vành đai…, trong thời gian tới, tỉnh nghiên cứu các giải pháp đề xuất nguồn vốn như: Trung ương hỗ trợ đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền của Trung ương quản lý; kêu gọi đầu tư và đầu tư bằng nhiều nguồn vốn hợp pháp khác; đề xuất các phương án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2023 - 2024.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024 vừa qua, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong 6 tháng cuối năm, tỉnh tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các địa phương trong chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024; cắt giảm, điều chuyển vốn các dự án có tiến độ giải ngân thấp sang các dự án có khả năng giải ngân cao và bảo đảm phù hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công trung hạn còn hạn chế, đặc biệt trong nhiệm kỳ này tỉnh phải thực hiện đầu tư nhiều công trình giao thông trọng điểm với chi phí đầu tư lớn, tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp rà soát, thực hiện giãn, hoãn các công trình chưa thật sự cần thiết để tập trung nguồn lực đầu tư các công trình trọng điểm, đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cho các dự án.

Tỉnh tăng cường kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư các dự án bằng phương thức PPP và các hình thức hợp pháp khác; nghiên cứu, triển khai phương án khai thác nguồn thu từ đất, tổ chức lập quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, TOD dọc các tuyến đường giao thông trọng điểm để kêu gọi đấu thầu, đấu giá theo quy định nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách phục vụ đầu tư xây dựng.

Tỉnh tăng cường kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư các dự án bằng phương thức PPP và các hình thức hợp pháp khác; nghiên cứu, triển khai phương án khai thác nguồn thu từ đất, tổ chức lập quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, TOD dọc các tuyến đường giao thông trọng điểm để kêu gọi đấu thầu, đấu giá theo quy định nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách phục vụ đầu tư xây dựng.

Nguồn: Báo Bình Dương

Tags hạ tầng giao thông đô thị hóa thành phố thông min giao thông

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục