Điều đáng mừng trong công tác cải thiện môi trường ở vùng nông thôn của tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua chính là sự vào cuộc mạnh mẽ, sáng tạo của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân. Triển khai qua phong trào vận động xây dựng NTM, mô hình phân loại, xử lý rác thải tại nguồn ở huyện Thạch Hà đã và đang được xem là điểm sáng cần nhân rộng.
QLMT - Một nhóm bạn trẻ thanh niên Việt Nam đã có những sáng kiến nhằm giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa trên sông Cần Thơ, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Nhóm bạn trẻ Việt Nam đã nhận được sự đồng hành của UNICEF trong dự án của mình.
Thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng và hướng dẫn của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng ban hành Kế hoạch xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2021 – 2025 (Kế hoạch số 03/KH-BTNMT).
Những năm qua, bằng nhiều cách thức khác nhau, Giáo xứ Hoàng Mai (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) đã bắt tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và trở thành Giáo xứ điển hình thực hiện Chương trình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường của tỉnh.
Hội LHPN huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức ra mắt mô hình điểm “Phân loại rác thải tại hộ gia đình” ở hai xã Hành Phước và Hành Nhân. Mô hình thu hút 60 hội viên phụ nữ tham gia.
Với mong muốn bảo vệ môi trường sống, trong những năm qua, Hà Nội đặc biệt chú trọng về cách phân loại, quản lý rác thải tại nguồn và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, để mục tiêu phân loại rác tại nguồn đi vào cuộc sống thiết thực nhất, cần hơn nữa những giải pháp hiệu quả, đồng bộ.
QLMT - Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, nghiên cứu các loại chất thải hữu cơ khác và thực trạng thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi tại các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn các huyện Mê Linh, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, nhóm liên danh các đơn vị nghiên cứu và triển khai công nghệ trong nước đã xây dựng đề án đề xuất “Xây dựng mô hình thí điểm Phân loại và tái chế rác thải sinh hoạt hữu cơ tại nguồn, sản xuất và cung ứng đệm lót sinh học sử dụng trong xử lý chất thải chăn nuôi và thu gom chất thải hữu cơ để chế biến phân bón hữu cơ trên địa bàn Hà Nội”.
Nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị ở các điểm tập kết rác, quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã tiên phong khảo sát và đầu tư xây dựng mô hình “Điểm tập kết xanh”.
Với nhiều đô thị trên thế giới, những dòng sông đã trở thành linh hồn, là mạch nguồn sự sống nhưng quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa đã “bức tử” những con sông tự nhiên. Làm thế nào để phục hồi những dòng sông “chết”? Thế giới đã có những mô hình thành công!
Vấn nạn rác thải nhựa đang ngày càng trở nên đáng báo động hơn, người tiêu dùng trên toàn thế giới cũng đang dần quay lưng lại với sự tiện lợi của các bao bì nhựa hoặc ít nhất có thể là hạn chế sử dụng đồ nhựa.
Trong thời gian qua, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tích cực hưởng ứng phòng trào “Ngày thứ 7 cùng dân”, qua đó đã góp phần thiết thực trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Số lượng tình nguyện viên này thuộc 700 đội hình tuyến huyện tham gia thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ phát triển kinh tế cho các bạn trẻ.
Gần gũi với người nuôi tôm, thân thiện với môi trường, dễ dàng vận hành và gần như chỉ mất 0 đồng cho chi phí duy trì, bảo dưỡng, mô hình do nhóm nghiên cứu của TS. Lê Hữu Quỳnh Anh (Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) xây dựng được kỳ vọng sẽ là một giải pháp tiềm năng để giúp các hộ nuôi tôm sú tại Đồng bằng sông Cửu Long xử lý nước thải.
Trong 2 ngày 1-2/7, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) đã phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Sơn La thực hiện chương trình Hỗ trợ triển khai Luật Tiếp cận thông tin, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn nước tại Sơn La.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và vấn nạn chất thải nhựa hiện nay, TP Cần Thơ đã và đang nỗ lực đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý chất thải nhựa. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân, xây dựng thành phố hiện đại, văn minh...
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Cần Thơ, hiện nay, mỗi ngày, có khoảng 650 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom đạt tỷ lệ từ 85 đến 90%, đồng nghĩa với gần 10% lượng rác thải do người dân tự chôn lấp, tự đốt, nguy hại hơn đã có nhiều người tự vứt bừa bãi trên sông rạch gây ách tắc dòng chảy và ô nhiễm môi trường.
Đại sứ quán Na Uy và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) sẽ phối hợp để hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mô hình quản lý rác thải nhằm tăng sinh kế cho người lao động và nhân rộng các mô hình, giải pháp nhằm quản lý rác thải bền vững và toàn diện, thông qua việc tăng cường hỗ trợ, nâng cao năng lực và chia sẻ kiến thức.
UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm TP.HCM năm 2021.
Đây là nhiệm vụ quan trọng trong Kế hoạch chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2021 vừa được UBND tỉnh ban hành.
QLMT - Chủ đề Ngày Môi trường thế giới 2021 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc lựa chọn là “Phục hồi hệ sinh thái” với thông điệp về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới, vì lợi ích của con người và thiên nhiên.
Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường thế giới 5-6, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức cuộc thi trực tuyến “Phụ nữ chung tay phục hồi hệ sinh thái”.
QLMT - Ngày 01/06/2021, Công ty Cổ phần CMC đã tiến hành thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới gồm logo và slogan. Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, đây chính là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của CMC để vươn tới tầm nhìn, sứ mệnh và những giá trị mới trong thời đại mới.
Hưởng ứng “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2021” và “Ngày Đại dương Thế giới 08/6” UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch Số: 126/KH-UBND. Với mục đích giúp người dân nâng cao nhận thức về phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển.
Từ năm 2019 tới nay, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện Ngày thứ 7 tình nguyện về cơ sở xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua đó, giúp người dân thực hiện các tiêu chí chưa đạt để phấn đấu xã đạt chuẩn NTM, nhất là tiêu chí số 17 về môi trường.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh công tác xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón
Nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 6674/UBND-CN về việc đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.