Nô nức Lễ hội vật cầu nước năm 2024 làng Vân, thị xã Việt Yên (Bắc Giang)

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/5/2024 | 8:20:32 AM

QLMT - Lễ hội Vật cầu nước làng Vân được tổ chức tại Đền Hạ (Đền Chính) làng Vân (xóm 4, thôn Yên Viên), xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Đền Hạ là di tích xếp hạng quốc gia năm 1989).

 
Làng Yên Viên, xã Vân Hà (Việt Yên – Bắc Giang) không chỉ nổi tiếng với nghề nấu rượu và còn được du khách gần xa đến thăm vào dịp diễn ra Hội vật cầu nước (Tháng 4 âm lịch hàng năm). Và không biết từ khi nào, Hội vật cầu nước đã trở thành di sản văn hóa của tỉnh Bắc Giang.



Cứ 4 năm một lần, từ ngày 12 đến 14 tháng Tư Âm lịch (Dương lịch năm nay từ 19 đến hết 21/5), người dân làng Vân Hà (xưa là làng Yên Viên, tên tục gọi là làng Vân), thị xã Việt Yên lại nô nức mở hội vật cầu nước - lễ hội độc đáo, vui vẻ, đầy kịch tính.



Hội Vật cầu nước làng Vân - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - mang ý nghĩa mừng chiến thắng, đồng thời thể hiện khát vọng của cư dân trồng lúa nước, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Trước khi hội mở 2 ngày, các cụ trong Ban khánh tiết của làng ra mở cửa Đền để dọn dẹp, lau chùi các đồ thờ phụng, sau đó làm lễ Mộc dục. Người ta giã gừng hòa với rượu đựng trong một cái thau mới để "Mộc dục thần vị”, tức là tắm rửa cho nhà thánh.



Luật chơi của hội vật cầu nước được tổ chức như sau: 16 thanh niên khỏe mạnh tham gia hội vật gọi là quân cầu được chia làm hai giáp (mỗi giáp tám người), gọi là giáp trên và giáp dưới. Hội vật cầu nước được tổ chức trên sân có diện tích khoảng 200m2, mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống, mỗi lần đẩy được cầu xuống hố là kết thúc một hiệp. Ngày 12 đánh hai cầu (tỷ số hòa), ngày 13 đánh ba cầu (tỷ số 2-1) và ngày 14 đánh bốn cầu (tỷ số hòa).

Tục truyền rằng, khi xưa có bốn anh em Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy đi theo Triệu Quang Phục đánh đuổi giặc Lương. Khi đánh thắng quân Lương trở về đầm Dạ Trạch thì bị bọn quỷ đen ở đầm quấy phá. Hai bên xung trận, bọn quỷ ra điều kiện nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn; còn nếu thua, chúng sẽ quy phục theo hầu nhà thánh. Cuối cùng bọn quỷ đen thua trận, phải quy phục đức thánh Tam Giang ở đây. Chính vì vậy, dân làng Vân mở hội vật cầu (còn gọi là hội Khánh Hạ) vào ngày hóa của đức thánh, với ý nghĩa hội mừng chiến thắng.

Cũng như một số lễ hội dân gian truyền thống khác, lễ hội vật cầu nước ở Yên Viên, Vân Hà (Việt Yên, Bắc Giang) mang đậm những nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước với nhiều yếu tố về phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn tâm linh.



Quả cầu tròn là dương, tượng trưng cho mặt trời, còn lỗ cầu tượng trưng cho âm. Âm dương hòa hợp giúp mọi người làm ăn phát đạt, vạn sự bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.



Hội vật cầu nước đã trở thành đặc sản văn hóa của Bắc Giang, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

YÊN HOÀ

Tags Bắc Giang Lễ hội vật cầu nước làng Vân lễ hội

Các tin khác

Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả.

Những ngày tháng 5 này, những bông hoa “lửa trời” đã làm nên hồn cho phố phường Hải Phòng, phố in đậm trong những sắc hoa. Có một Hải Phòng tràn đầy sức sống mãnh liệt giữa mùa phượng nở....

Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời khẳng định một chân lý.

Kiến tạo bản sắc đô thị bền vững để ưu tiên nâng tầm phát triển du lịch Đà Lạt (và ngược lại) nhằm xác định các giá trị cốt lõi cho đô thị, kết tinh cho được các đặc trưng, bản sắc văn hóa vốn có của nơi chốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự