Màu hoa đỏ như nhung làm nên bức tranh thơ mộng với người dân đất Cảng

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/5/2024 | 8:25:45 AM

QLMT - Những ngày tháng 5 này, những bông hoa “lửa trời” đã làm nên hồn cho phố phường Hải Phòng, phố in đậm trong những sắc hoa. Có một Hải Phòng tràn đầy sức sống mãnh liệt giữa mùa phượng nở....

 


Hải Phòng được biết đến là thành phố hoa phượng đỏ. Loài hoa này thường nở rộ vào tháng 5, 6. Khi ánh nắng chói chang của mùa hè chiếu rọi, thì trên khắp các đường phố Hải Phòng như chìm trong một biển lửa màu đỏ, chạy dọc theo các con đường Nhà Hát Lớn, đường Hoàng Văn Thụ, Đinh Tiên Hoàng, Quang Trung, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Lạch Tray, Cầu Đất, Phạm Văn Đồng... đều một màu đỏ rực như nhung của những chùm hoa phượng lung linh khoe sắc, tỏa bóng mát giữa trưa hè, tô thêm vẻ đẹp rực rỡ cho thành phố Cảng.



Đường Phạm Văn Đồng nối trung tâm thành phố với khu du lịch Đồ Sơn dài 18 km với hơn 4.000 cây, được mệnh danh là đường hoa dài nhất Việt Nam. Ngoài ra, hai bên đường còn được trồng đan xen một số loại cây khác như Long Não 1045 cây, Bằng lăng 746 cây, Săng lẻ 861 cây.



Màu hoa phượng đỏ đã làm nên một bức tranh thơ mộng đối với người dân thành phố Cảng. Không phải vô cớ mà ở nước ta, khi nhắc đến Hải Phòng người ta thường nhắc đến tên Hoa Phượng đỏ. Bởi từ lâu Hoa Phượng đỏ đã ghi tạc vào tâm hồn người Hải Phòng đi vào thơ ca tạo ấn tượng vô cùng đẹp đẽ.

Một cây phượng không thể làm nên vẻ đẹp của phượng. Một nhành phượng cũng sẽ rất lẻ loi và yếu ớt, phượng chỉ đẹp và rực rỡ khi ở trên cây với một trời hoa đỏ.

Hoa phượng được người Hải Phòng gọi tắt là cây ba giăng (có thể hiểu "giăng” chính là "trăng”). Ba giăng ở đây là 3 mùa trăng (3 tháng). Loại cây này thường nở trong 3 tháng mùa hè (tháng 5, 6, 7) nên người ta còn gọi cây phượng là cây ba giăng. Thường thì người ta gọi nó là cây phượng vĩ bởi hoa của nó màu đỏ rực rỡ, nở xòe 5 cánh giống như đuôi chim phượng.Giờ đây, mỗi khi hè về, trùng với ngày kỷ niệm Hải Phòng giải phóng (13/5/1955) khắp các con phố của thành phố Cảng lại bừng nở sắc đỏ của Hoa phượng.



Phượng rực rỡ như trong bài hát " Thành phố hoa phượng đỏ" của tác giả Lương Vĩnh: "Tháng năm rợp trời Hoa phượng đỏ, ơi Hải Phòng thành phố quê ta". Câu hát vang lên như bản hùng ca còn mãi với thời gian, đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Hải Phòng.

Cây Phượng vĩ là một loài thực vật có hoa thuộc họ đậu, sống ở vùng cận nhiệt đới gió mùa. Cây phượng vĩ có thể sống ở nhiều vùng thổ nhưỡng khác nhau, kể cả ở nơi đất bạc màu và không dễ bị quật ngã bởi bão tố, phong ba do nó thuộc cây thân mộc, có thể cao lớn nhất đến 20 mét, tán lá xòe rộng như những chiếc dù lớn, rễ phượng vĩ cũng rất chắc khỏe nên có thể bám chặt vào đất, hứng chịu  những phong ba bão táp.

Người Hải Phòng được ví như cây phượng vĩ, có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh sống và luôn kiên cường đương đầu với thử thách, phong ba, xứng đáng với 4 chữ vàng mà Hồ Chủ tịch từng phong tặng "Trung dũng – Quyết thắng”.



Từ năm 2012, sau khi tổ chức thành công Lễ hội Hoa Phượng đỏ lần thứ nhất, thành phố Hải Phòng có chủ trương chọn một loài hoa làm biểu tượng của Hải Phòng. 

Hàng năm cứ vào dịp 13/5, Hải Phòng lại tổ chức Lễ hội Hoa Phượng đỏ như nhắc nhớ người dân thành phố Cảng không thể quên tên gọi của một thành phố rất đỗi thân quen và gần gũi " Thành phố Hoa Phượng đỏ”.



Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản" vừa chính thức được khai mạc tại Quảng trường Trung tâm chính trị - hành chính TP Hải Phòng, tối 11/5/2024. Sự kiện được tổ chức gắn với kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2024) và đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

PHAN THANH

Tags hoa phượng phượng vĩ Hải Phòng lễ hội

Các tin khác

Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả.

Lễ hội Vật cầu nước làng Vân được tổ chức tại Đền Hạ (Đền Chính) làng Vân (xóm 4, thôn Yên Viên), xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (Đền Hạ là di tích xếp hạng quốc gia năm 1989).

Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, đồng thời khẳng định một chân lý.

Kiến tạo bản sắc đô thị bền vững để ưu tiên nâng tầm phát triển du lịch Đà Lạt (và ngược lại) nhằm xác định các giá trị cốt lõi cho đô thị, kết tinh cho được các đặc trưng, bản sắc văn hóa vốn có của nơi chốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự