QLMT - UBND TP.HCM đề cử rừng phòng hộ Cần Giờ thành khu Ramsar, tức vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế để quản lý hiệu quả.
Mới đây, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, đề nghị xem xét, thống nhất các nội dung để thành phố triển khai các bước tiếp theo đề cử công nhận khu Ramsar đối với rừng phòng hộ Cần Giờ.
Rừng ngập mặn và đường Rừng Sác nhìn từ trên cao. Ảnh: Người đô thị
Dự thảo sơ bộ hồ sơ đề cử thành khu Ramsar mà UBND TP. HCM đề nghị, rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành và phát triển trên nền đất phù sa do hệ thống sông Sài Gòn, Đồng Nai mang đến, lắng đọng.
Khu vực dần hình thành nền đất, kết hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chế độ thủy triều bán nhật triều, mật độ sông rạch dày đặc tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Năm 1991, rừng ngập mặn Cần Giờ được chuyển thành rừng phòng hộ môi trường Thành phố. Từ năm 2000 đến nay, rừng phòng hộ môi trường Thành phố được chuyển thành rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.
Theo công bố hiện trạng rừng phòng hộ của TP.HCM năm 2022, diện tích rừng phòng hộ huyện Cần Giờ là gần 35.000ha. Trong đó, diện tích có rừng là hơn 32.000ha, còn lại là các loại đất khác.
Rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay là nơi sinh sống của nhiều loại động, thực vật quý hiếm thuộc danh mục Sách đỏ Việt Nam. Các loài quý hiếm này gồm 2 loài thực vật và 9 loài động vật.
Được biết, Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý đất ngập nước và các nguồn tài nguyên từ đất ngập nước. Khu Ramsar là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được ban thư ký Công ước Ramsar công nhận./.
KHÁNH VÂN
Tags
khu Ramsar
rừng phòng hộ Cần Giờ
TP.HCM
Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa - Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Với tính chất toàn cầu của Di sản này, đã cho ta một góc nhìn rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của cảnh quan thiên nhiên trong quá trình hình thành, phát triển Đô thị di sản Ninh Bình mà ta đang hướng tới.
Vào hồi 15h30, ngày 08/9/2024, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Thế giới đã một lần nữa ghi nhận sự quý báu của Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà khi Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) chính thức công nhận khu vực này là Di sản Địa chất quốc tế, cùng với 99 địa điểm khác trên toàn cầu.