Không phải từ Trung Quốc, Tết Đoan ngọ là một phong tục lễ tết Á Đông

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/6/2023 | 9:05:32 AM

QLMT - Không thể quan niệm Tết của người Việt có từ Trung Quốc, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Tết của văn hóa tín ngưỡng dân gian Phương Đông

Tết Đoan ngọ là cái Tết chung của một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. 

Đây là một ngày Tết truyền thống dựa trên văn hóa tín ngưỡng dân gian Phương Đông nhằm đánh dấu một giai đoạn mới mở đầu cho những điều tốt đẹp, cầu cho mùa màng bội thu, sinh nhai thuận lợi.

Tại Trung Quốc, Tết Đoan ngọ gắn liền với truyền thuyết về Khuất Nguyên vì người đời tiếc thương cho cái chết bi thương của ông. Truyện xưa kể : Có một vị đại thần xuất thân từ nước Sở trong thời Chiến Quốc- thời kỳ đất nước có nhiều biến động. Hiếm có một vị trung thần như Khuất Nguyên, giỏi văn thơ lại tinh thông văn hóa.

Khuất Nguyên là người cho ra đời hai bài thơ nổi tiếng Ly Tao và Sở từ. Đây là hai bài thơ nổi tiếng trong nền văn hóa Trung Hoa cổ xưa. Nội dung bài thơ thể hiện sự buồn thương trong bối cảnh đất nước đang trên đà diệt vong. Khuất Nguyên từng ngăn cản Hoài Vương thất bại dẫn đến gian thần tìm cách hãm hại. Vì quá uất ức nên Khuất Nguyên đã tự sát, nhảy sông Mịch La ngày 5 tháng 5 âm lịch.


Tại Trung Quốc, Tết Đoan ngọ gắn liền với truyền thuyết về Khuất Nguyên vì người đời tiếc thương cho cái chết bi thương của ông.

Sau đó, người dân địa phương đã đem thuyền đến sông để cứu vớt Khuất Nguyên nhưng không thành. Họ đã đánh trống cũng như vảy nước bằng mái chèo để xua tan đi ma quỷ và cá không đụng đến xác ông. Tiếc thương trước sự ra đi của Khuất Nguyên, người dân địa phương đã thờ cúng ông hàng năm. Vào mỗi 5/5 âm lịch hàng năm, người dân lại làm bánh , cuốn chỉ ngũ sắc sau đó ném ra sông để cúng Khuất Nguyên. 

Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn mang những ý nghĩa khác biệt. Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Đoan dương hay còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. "Đoan" ở đây có ý nghĩa: mở đầu, "ngọ" là giữa trưa, còn "dương" là mặt trời, là khí dương. "Đoan dương" có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường có những tục lệ khác nhau như: Tục chiết sâu bọ, Tục nhuộm móng chân - móng tay, Tục tắm nước lá mùi, Tục khảo cây lấy quả, Tục hái thuốc vào giờ Ngọ…

Truyền thuyết Tết Đoan ngọ tại Việt Nam


Người dân đi chợ sớm sắm Tết Đoan ngọ. Ảnh: ITN

Tục truyền rằng: Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.

"Giết sâu bọ" theo cách của người Việt

Tết Đoan ngọ ở Việt Nam được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

tm-img-alt
Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người Việt thường có hoa quả, bánh tro, rượu nếp để diệt sâu bọ.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

ĐAN VY (Tổng hợp)

Tags lễ tết Á Đông Tết Đoan ngọ Tết của người Việt

Các tin khác

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa - Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Với tính chất toàn cầu của Di sản này, đã cho ta một góc nhìn rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của cảnh quan thiên nhiên trong quá trình hình thành, phát triển Đô thị di sản Ninh Bình mà ta đang hướng tới.

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn

Vào hồi 15h30, ngày 08/9/2024, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Thế giới đã một lần nữa ghi nhận sự quý báu của Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà khi Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) chính thức công nhận khu vực này là Di sản Địa chất quốc tế, cùng với 99 địa điểm khác trên toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục