Đồng Tháp: Nghề dệt choàng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/5/2023 | 5:34:00 PM

QLMT - Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định đưa Nghề dệt choàng xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp (nghề thủ công truyền thống) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ngày nay, làng nghề dệt choàng Long Khánh A không chỉ phát triển nghề dệt mà còn phát triển du lịch. Đây là điểm tham quan trải nghiệm du lịch làng nghề truyền thống độc đáo cho du khách trong và ngoài nước. Du lịch Đồng Tháp ghé thăm làng nghề bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu, tận mắt những công đoạn làm nên chiếc khăn choàng Long Khánh A có lịch sử hơn 100 năm tuổi này. 


Du khách nước ngoài tham quan, trải nghiệm và mua sắm sản phẩm của Làng nghề dệt choàng ở xã Long Khánh A

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những sản phẩm từ làng dệt choàng Đồng Tháp không chỉ mang nét đặt trưng văn hóa, mà còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Tuy mộc mạc nhưng lại được dệt hết sức kỳ công, tỉ mỉ, đây sẽ là món quà vô cùng độc đáo của vùng đất sen hồng thân thương, điểm tô thêm vào văn hóa phương Nam những màu sắc mới mẻ, độc đáo.

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định đưa Nghề dệt choàng xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (nghề thủ công truyền thống) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đồng thời Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Trải qua hơn 100 năm tuổi, Làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự) hiện có gần 60 hộ theo nghề dệt khăn choàng truyền thống.


Làng nghề dệt choàng Long Khánh

Ngoài 2 màu sắc trắng – đen truyền thống thì khăn choàng Long Khánh A hiện tại còn được dệt phối bằng những màu lạ mắt, tinh tế như: Hồng – trắng, đen – đỏ, xanh – hồng… Không chỉ mang khăn rằn tới với những người dân miệt vườn, những nghệ nhân ở làng dệt choàng Long Khánh đã biến những sản phẩm của quê hương trở thành những món quà lưu niệm, đồ thời trang "độc” và "lạ” phục vụ khách du lịch, người dân thành phố như áo dài, áo bà ba, túi xách, cà vạt, nón…

Làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A còn được tỉnh và huyện Hồng Ngự hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà trưng bày, cầu tàu để phục vụ khách tham quan bằng đường thủy. Với những cố gắng trong quá trình phát triển, Làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A, không những trở thành làng nghề tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của tỉnh, mà còn được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Hiện tại, huyện Hồng Ngự triển khai nhiều hoạt động du lịch trải nghiệm (nhuộm vải, quay tơ, dệt máy, dệt tay…) tại Làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A, đồng thời kết hợp phát triển quà lưu niệm thủ công mỹ nghệ làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Thanh Hạ 

Tags Đồng Tháp Nghề dệt choàng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Các tin khác

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa - Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Với tính chất toàn cầu của Di sản này, đã cho ta một góc nhìn rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của cảnh quan thiên nhiên trong quá trình hình thành, phát triển Đô thị di sản Ninh Bình mà ta đang hướng tới.

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn

Vào hồi 15h30, ngày 08/9/2024, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Thế giới đã một lần nữa ghi nhận sự quý báu của Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà khi Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) chính thức công nhận khu vực này là Di sản Địa chất quốc tế, cùng với 99 địa điểm khác trên toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục