Gia Lai hướng tới kinh tế xanh gắn liền phát triển du lịch xanh

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/2/2023 | 4:43:18 PM

QLMT - Trong năm 2023, định hướng phát triển kinh tế xanh gắn liền phát triển các sản phẩm du lịch xanh đã được huyện Ia Grai (Gia Lai) triển khai đồng bộ các giải pháp, thu hút các dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, kết hợp tham quan trải nghiệm đến địa phương.

Song hành với sự phát triển kinh tế đang trên đà hồi phục của địa phương, lĩnh vực văn hóa - xã hội của huyện có nhiều đổi mới góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc tại từng địa phương. Nổi bật, Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ III và Liên hoan văn hóa cồng chiêng năm 2022, gắn với đó là trưng bày các sản phẩm đặc trưng của huyện, sự kiện đã thu hút trên 30 nghìn lượt du khách đến tham dự.

Tại huyện Ia Grai (Gia Lai) toàn huyện có 131 làng đồng bào dân tộc thiểu số, các làng còn lưu giữ khoảng 748 bộ cồng chiêng quý (nhiều nhất tỉnh); có hơn 20 chiếc thuyền độc mộc được chế tác từ những thân cây to từ hàng chục năm về trước hiện đang lưu giữ tại xã Ia O và Ia Khai.


Đến với huyện Ia Grai, du khách sẽ được hoà mình vào thiên nhiên đầy mê hoặc với khung cảnh lãng mạn của thung lũng cỏ tím hay Thác Mơ trong lành. 

Ngoài ra, huyện còn có 76 đội văn nghệ truyền thống ở các làng dân tộc thiểu số, có các nghệ nhân tạc tượng, nghệ nhân đẽo thuyền gỗ, nghệ nhân chỉnh chiêng và dạy múa xoang trong đó có nhiều làng còn bảo tồn các phong tục tập quán và nét văn hóa đặc sắc riêng của người dân tộc Jrai qua đó đã thu hút khách du lịch các nơi tìm đến tham quan và trải nghiệm.

Là địa phương với quỹ đất rộng, người dân đa phần tập trung phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê và nông nghiệp lúa nước… Theo đó, ngành nông nghiệp được huyện xác định là lĩnh vực kinh tế chủ yếu nên đã tập trung khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh sản xuất.

Bên cạnh đó, huyện tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Trong đó, huyện đã linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để ưu tiên đầu tư thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới như: Đường giao thông, trường học, nhà văn hóa thôn làng, công trình thủy lợi và các mô hình phát triển sản xuất...

Bên cạnh các giá trị văn hóa đã và đang được bảo tồn, phát huy, huyện Ia Grai là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với các thắng cảnh như: Thác Mơ, suối Ia Blố, cánh đồng cỏ tím (xã Ia Khai); thác Chín Tầng (xã Ia Bă); thác Lệ Kim (xã Ia Tô); điểm du lịch lòng hồ thủy điện Sê San, làng chài hồ thủy điện Sê San 4 (xã Ia O). Ngoài ra, huyện còn có các điểm du lịch văn hóa, di tích lịch sử cấp tỉnh là Di tích Bến đò A Sanh (xã Ia Khai) và Di tích Chiến thắng Chư Nghé (xã Ia Krai).

Cùng với các cấp chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc tại địa phương, nhiều người dân bản địa và các hộ dân sinh sống tại các làng đã xây dựng các điểm du lịch gắn liền với trãi nghiệm, hòa mình vào thiên nhiên, đồng thời kết hợp phục vụ những thức ăn truyền thống của người dân tộc thiểu số như cơm lam, gà nướng, đặc sản măng rừng, bắt cá trên sông Sê San, hay tham quan các vườn cây sầu riêng, bơ, chôm chôm, chanh dây… Đặc biệt, thương hiệu "Chôm chôm Ia Grai” đã được đăng ký sở hữu trí tuệ.

Định hướng phát triển kinh tế xanh gắn liền phát triển các sản phẩm du lịch, huyện Ia Grai đã triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, ngay từ đầu năm 2023, UBND huyện quan tâm, chỉ đạo các ban, ngành, địa phương triển khai điều chỉnh quy hoạch phân khu Bờ Đông sông Pô Cô để thu hút các dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, kết hợp tham quan trải nghiệm. 

Yên Hoà (T/h)

Tags Gia Lai kinh tế xanh phát triển du lịch xanh

Các tin khác

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa - Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Với tính chất toàn cầu của Di sản này, đã cho ta một góc nhìn rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của cảnh quan thiên nhiên trong quá trình hình thành, phát triển Đô thị di sản Ninh Bình mà ta đang hướng tới.

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn

Vào hồi 15h30, ngày 08/9/2024, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Thế giới đã một lần nữa ghi nhận sự quý báu của Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà khi Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) chính thức công nhận khu vực này là Di sản Địa chất quốc tế, cùng với 99 địa điểm khác trên toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục