Vườn quốc gia Cát Tiên là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới mà tổ chức UNESCO công nhận từ năm 2001; Ban Thư ký công ước Ramsar công nhận khu đất ngập nước Bàu Sấu là khu ramsar có tầm quan trọng quốc tế vào năm 2005 và gần đây vào đúng vào ngày du lịch thế giới 27/9/2012, Chính phủ Việt Nam đã xếp hạng Vườn quốc gia Cát Tiên là di tích quốc gia đặc biệt.
Vườn quốc gia Cát Tiên có khoảng 1.700 loài thực vật và 1.568 loài động vật. Cùng với các loài đặc hữu như chà vá chân đen, tê giác một sừng Việt Nam và hoẵng Nam Bộ, nơi đây còn sở hữu những cây cổ thụ kỳ lạ hàng 500 năm tuổi…
Vườn quốc gia Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng nằm trên địa bàn ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước).
Diện tích khu vực trung tâm của Vườn quốc gia Cát Tiên là 71.920 ha, trong đó: 39.627 ha thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, 27.850 ha thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng và 4.443 ha thuộc địa phận tỉnh Bình Phước.
Địa hình tự nhiên xen kẽ các bàu, đầm, suối, cộng với hơn 90km sông Đồng Nai đã tạo nên cảnh quan đặc trưng cho Vườn quốc gia Cát Tiên, với những ghềnh, thác, các khu đất ngập nước và bán ngập nước...
Theo số liệu thống kê, Vườn quốc gia Cát Tiên là nơi cư ngụ của 1.610 loài thực vật, trong đó có các loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như gõ đỏ, gõ mật, cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai nam, cẩm lai vú, giáng hương…
Trong đó có rất nhiều loại cây kỳ lạ có niên đại 500 năm tuổi, bộ rễ to chia thành nhiều nhánh mọc vừa kỳ vĩ vừa độc đáo.
Ngoài ra, nơi đây nổi tiếng với cây bằng lăng 1 thân 6 ngọn vút thẳng lên trời hay cây gõ bác đồng quý hiếm với đường kính thân cây hơn 2 m.
Vườn quốc gia Cát Tiên còn là xứ sở của các loài lan với 62 loài khác nhau, cho thấy các điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự đa dạng sinh học hiếm có so với khu vực.
Vườn quốc gia Cát Tiên cũng là nơi cư trú của 1.568 loài động vật trong đó hơn hơn 100 loài thú, quý hiếm như chà vá chân đen, hoẵng Nam bộ...
Vườn quốc gia Cát Tiên cũng là nơi nổi tiếng bởi là "ngôi nhà" của hơn 300 loài chim chiếm gần 50% các loài chim tại Việt Nam trong đó có các loài quý hiếm như hạc cổ trắng, công, già đẫy java, quắm cánh xanh...
Bò sát ở Vườn quốc gia Cát Tiên có tới hơn 100 loài, quý hiếm gồm cá sấu xiêm, trăn gấm, trăn đen...
"Báu vật" ở Vườn quốc gia Cát Tiên còn phải kể đến côn trùng và bướm với 450 loài bướm, chiếm hơn 50% tổng số loài bướm ở Việt Nam...
Đặc biệt, không chi sở hữu số lượng động thực vật phong phú, Vườn quốc gia Cát Tiên còn ghi nhận nhiều loài có trong sách đỏ gồm 31 loài thực vật và 84 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 50 loài chim được ưu tiên bảo vệ ở mức độ toàn cầu và được ghi vào Sách Đỏ IUCN.
Không chỉ có động thực vật phong phú, Vườn quốc gia Cát Tiên còn sở hữu nhiều địa điểm nổi bật, có giá trị đa dạng sinh học cao.
Bàu Sấu, khu vực đất ngập nước lớn nhất Vườn quốc gia Cát Tiên với mặt bàu rộng hơn 2,5 ngàn hécta vào mùa mưa. Song mùa hè mặt bàu chỉ còn 100-150 hécta. Đây không chỉ là "ngôi nhà” của cá sấu mà còn tập trung rất nhiều loài động thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Đảo Tiên cũng là một "báu vật” của Vườn quốc gia Cát Tiên. Với diện tích 57 hecta, đảo Tiên là nơi bảo tồn các loài động vật nằm trong sách đỏ như vượn đen má vàng, voọc bạc, voọc vá chân đen, cu li nhỏ... Nơi đây cũng có trạm cứu hộ gấu, nơi chăm sóc và chữa trị những chú gấu bị thương.
Thác Trời - thác Dựng mang vẻ đẹp độc đáo của tạo hóa với dòng nước trắng xóa chảy len lỏi qua những vách đá, giữa rừng cây xanh bạt ngàn.
Bàu Chim là nơi tập trung những loài chim quý hiếm và đa dạng chủng loại.
Ngày 18/6/2011, Tổ chức Unesco thế giới đã chính thức công nhận Vườn quốc gia Cát Tiên là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Đặc biệt, VQG Cát Tiên còn được thế giới ngưỡng mộ bởi đây là nơi cư trú của 11 dân tộc và là nơi có không gian văn hóa, di sản Ốc Eo. Ngoài khám phá thiên nhiên, đến VQG Cát Tiên, khách tham quan có cơ hội khám phá những phong tục tập quán độc đáo của các dân tộc Việt Nam.
Với hệ sinh thái đa dạng, độc đáo như vậy, Vườn quốc gia Cát Tiên xứng đáng là nơi để bạn đến trải nghiệm và khám phá ít nhất một lần trong đời.
PV (t/h)
Nguồn: Kienthuc.net