Ngỡ ngàng khung cảnh mùa đông - 45 độ

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/1/2021 | 5:16:05 PM

QLMT - Lạnh lẽo, hoang vắng, nhưng những khu vực miền bắc xa xôi ở Nga không phải vùng đất chết. Dù được mệnh danh là nơi lạnh nhất hành tinh, những ngôi làng ở vùng Siberia của Nga vẫn có người ở quanh năm.

noi-lanh-nhat-hanh-tinh
Đoạn đường đi qua khu vực lạnh nhất thế giới - Ảnh: GETTY IMAGES

Phần lớn nước Nga có mùa đông dài và lạnh lẽo. Vì diện tích rộng, nhiệt độ mùa đông ở các vùng chênh lệch rất lớn. Chẳng hạn, vùng bờ Biển Đen có nhiệt độ tháng giêng nằm trong khoảng 6°C, trong khi ở những vùng Siberia phía Bắc lại buốt giá.

Trong vùng Siberia, hai ngôi làng Oymyakon (có khoảng 500 dân) và Verkhoyansk (có khoảng 1.000 dân) thường "cạnh tranh" nhau danh hiệu lạnh lẽo nhất thế giới. Nhiệt độ ở hai nơi này thường chênh nhau khoảng 0,1oC. Nhiệt độ trung bình ở đây vào mùa đông là - 45oC.

Vào năm 1974, nhiệt độ thấp kỷ lục -71°C được ghi nhận tại làng Oymyakon phía đông bắc Siberia, mà nhiệt độ thấp nhất trong một khu vực có người sinh sống từ trước đến nay. Ở nhiều khu vực của Siberia, băng trên mặt đất không bao giờ tan quá 30cm.

Khu vực này là quê hương của một số dân tộc săn bắn hái lượm, du mục tuần lộc như người Evens, người Yakut... Trong mắt những nhiếp ảnh gia đến đây, cuộc sống cư dân trong các ngôi làng này thường được xem là phi thường. 

Ngựa và xe kéo là phương tiện phổ biến nơi đây vì xe cộ thường rất khó di chuyển trong thời tiết giá lạnh. Nếu đi xe mà dừng xe lại đổ xăng, cần trục bánh xe sẽ đóng băng ngay. Các tài xế phải biết dùng súng phun lửa để thổi tan băng đóng quanh trục bánh. 

Trong thời tiết lạnh, người ta phải mặc rất nhiều lớp quần áo. Chỉ khi đến đầu mùa xuân, thời tiết dễ chịu với ánh nắng mùa xuân dịu nhẹ...

noi-lanh-nhat-hanh-tinh-1
Bốn bề trắng xóa. Để có những bức ảnh đẹp, các nhiếp ảnh gia phải "rã đông" máy ảnh khá lâu mới có thể tác nghiệp - Ảnh: tut_nsk

noi-lanh-nhat-hanh-tinh-2
Những ngôi làng vùng xa xôi ở Nga thường có rất hiếm cửa hàng để cung cấp vật tư cho những vùng dân cư biệt lập - Ảnh: Makhorov

noi-lanh-nhat-hanh-tinh-3
Mì bị đóng băng giữa mùa đông lạnh giá - Ảnh: osservatorioraffaelli

noi-lanh-nhat-hanh-tinh-4
Mặt hồ Baikal như một bức tranh lập thể với những đường nét của vết nứt băng. Nằm ở phía nam Siberia, Baikal nổi tiếng là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm 22% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng - Ảnh: Reddit

noi-lanh-nhat-hanh-tinh-5
Lông mi, lông mày hay môi của những người thuộc vùng Siberia vẫn thường bị đóng băng vào mùa đông - Ảnh: Katrinafrozen

noi-lanh-nhat-hanh-tinh-6
Yuliya Shipitsina - từ Novosibirsk - chụp được băng giá tuyệt đẹp trên cửa sổ - Ảnh: Yuliya Shipitsina


Nước vừa đổ ra đã bị đóng băng - Ảnh: territoria_siberia54

noi-lanh-nhat-hanh-tinh-6
Một màu trắng xóa bao trùm không gian dưới cái lạnh - 45 độ - Ảnh: Makhorov

noi-lanh-nhat-hanh-tinh-7
Ảnh: typical_novosibirskReport

noi-lanh-nhat-hanh-tinh-8
Ảnh: orzhik


Theo BoredPanda

Tags khung cảnh mùa đông nước Nga nơi lạnh nhất hành tinh vùng Siberia

Các tin khác

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa - Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Với tính chất toàn cầu của Di sản này, đã cho ta một góc nhìn rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của cảnh quan thiên nhiên trong quá trình hình thành, phát triển Đô thị di sản Ninh Bình mà ta đang hướng tới.

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn

Vào hồi 15h30, ngày 08/9/2024, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Thế giới đã một lần nữa ghi nhận sự quý báu của Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà khi Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) chính thức công nhận khu vực này là Di sản Địa chất quốc tế, cùng với 99 địa điểm khác trên toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục