Ảnh minh hoạ. MTĐT
Trả lời:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
"1. Phương tiện giao thông vận tải phải được cơ quan đăng kiểm kiểm định, xác nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Pháp luật quy định các phương tiện giao thông vận tải phải được kiểm định, đánh giá theo luật và điều ước quốc tế để đảm bảo trong quá trình vận chuyển không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Chẳng hạn, Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Ả -rập Xê – út ký tại Ri-át ngày 21 tháng 8 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 7 năm 2020.
Khoản 2 Điều 65 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
"2. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn, không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường khi tham gia giao thông.’
Theo đó, các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu chất thải nếu không che chắn cẩn thận có thể làm rơi vãi. Các nguyên vật liệu cồng kềnh như gạch, gỗ, bê tông cốt thép khi vận chuyển có thể bị rơi ra công cộng và ảnh hưởng đến người đi đường. Rác thải rơi vãi lung tung không đúng nơi quy định, không có người xử lý, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Khoản 3 Điều 65 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện, năng lực về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Hàng nguy hiểm là loại hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chuyển phát có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Hàng nguy hiểm bao gồm chất dễ gây cháy nổ, chất ô xi hóa, chất độc hại, lây nhiễm, các chất ăn mòn, chất phóng xạ...
Do vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả hàng hóa, con người và môi trường trong quá trình vận chuyển thì việc vận chuyển hàng nguy hiểm phải đảm bảo các quy định về phương tiện vận chuyển, việc bảo quản, bao bì, xếp dỡ hàng nguy hiểm.
Để giảm tác động xấu của các hoạt động GTVT tới môi trường, Bộ GTVT khuyến khích thực hiện các chương trình, dự án về cải thiện hiệu quả việc sử dụng nhiên liệu phương tiện giao thông. Trong đó, phải kể đến Dự án hệ thống quản lý điều khiển phương tiện sinh thái (EMS) được triển khai tại Hà Nội năm 2017, với các hoạt động bao gồm: Nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện và ý thức điều khiển phương tiện sinh thái cho các lái xe taxi. Đồng thời, một hệ thống quản lý điều khiển phương tiện EMS sẽ được lắp đặt trên các xe taxi để theo dõi, giám sát và đánh giá tính khả thi cũng như hiệu quả giảm khí thải một cách chính xác. Theo kết quả tính toán, trong trường hợp có 1.000 xe taxi tham gia điều khiển phương tiện EMS sẽ giúp tăng 10% hiệu quả sử dụng nhiên liệu, nhờ đó, sẽ giảm khoảng 1.000 tấn CO2/năm.
TS.Luật sư Đồng Xuân Thụ