Lịch sử ra đời và bí mật làm nên màu sắc của pháo hoa

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/1/2022 | 8:49:43 AM

QLMT - Hỏi: Được biết, Tết Nhâm Dần này, Hà Nội sẽ không tổ chức bắn pháo hoa. Tuy nhiên tôi vẫn rất muốn tìm hiểu lịch sử ra đời và bí mật nào đã làm nên màu sắc của những tràng pháo hoa rực rỡ?

Pháo hoa ra đời như thế nào?



Lịch sử của pháo hoa bắt đầu từ hàng nghìn năm về trước tại Trung Quốc vào vương triều nhà Hán (khoảng năm 200 trước Công nguyên). Loại "pháo" đầu tiên trong lịch sử được tạo nên khi ai đó vô tình ném những ống tre vào đống lửa đang cháy.

Những ống tre rỗng ruột chứa không khí bên trong, khi nhiệt độ tăng cao, lượng không khí giãn nở ra và áp suất bên trong ống tre tăng cao. Đến một lúc áp suất đủ lớn sẽ làm lớp vỏ tre vỡ tung và… "bụp". Ống trẻ nổ tung kèm theo tiếng nổ chính là loại "pháo" đầu tiên trong lịch sử.

Tuy không thể xác định thời gian chính xác, nhưng nhiều nhà sử học cho rằng hỗn hợp pháo đầu tiên (tiền thân của thuốc súng) được phát hiện tại Trung Quốc vào thời nhà Tùy và nhà Đường (khoảng năm 600 đến năm 900 sau Công nguyên). Rất có thể trong quá trình điều chế thuốc trường sinh bất tử, các đạo sĩ cổ đã vô tình trộn các hỗn hợp chứa lưu huỳnh, kali nitrat, mật ong và asen nitrit. 

Các văn tự còn ghi lại rằng, khi vô tình đun trên ngọn lửa, hỗn hợp đột nhiên bốc cháy dữ dội, tỏa ánh sáng mạnh và tạo ra tiếng nổ lớn thiêu đốt cả bàn tay và khuôn mặt của một đạo sĩ. Người ta đặt tên cho hỗn hợp đầu tiên là "Diêu Châu" (Huo Yao) hoặc "thuốc cháy" hoặc "lửa hóa học". 

Sau đó, người ta phát hiện ra rằng nếu cho "thuốc cháy" vào bên trong ống tre và ném vào ngọn lửa sẽ tạo ra vụ nổ mạnh hơn rất nhiều so với chỉ dùng ống tre tươi để đốt. Từ đó, viên pháo nhồi thuốc súng ra đời.

Bí mật tạo nên màu sắc rực rỡ của pháo hoa



Trả lời?

Để trả lời câu hỏi trên, Chuyên trang Quản lý môi trường đã tổng hợp lại những ý chính trong các trang thông tin về khoa học, trân trọng gửi tới quý độc giả?

Để tạo nên được pháo hoa, người ta phải sử dụng nhiều chất hóa học khác nhau. Hai cơ chế chính của pháo hoa là sự đốt cháy và sự phát sáng.

Sự đốt cháy được tạo ra từ nhiệt. Nhiệt độ đốt cháy quả pháo và bắt đầu tăng độ sáng, nó phát sáng từ tia hồng ngoại – thứ ánh sáng mà mắt người không thấy được, rồi dần chuyển sang các màu trong bảy màu ánh sáng trắng.

Khi nhiệt độ của pháo đạt đến một mức nhất định, chúng sẽ chuyển thành màu sắc khác nhau bởi thành phần hóa học của quả pháo. Ngoài ra, trong quả pháo còn chứa nhôm, magiê và titan để tăng thêm nhiệt độ, dẫn đến tăng thêm độ sáng của pháo hoa.Để tạo nên được pháo hoa, người ta phải sử dụng nhiều chất hóa học khác nhau. (Ảnh minh họa).

Sau khi đã được đốt cháy, pháo hoa sẽ bùng nổ thành những màu sắc nhất định, được quyết định bởi các chất hóa học. Những chất hóa học này phải là những chất thuần khiết, không bị lai tạp với các chất khác. Dù chỉ một lượng rất ít chất hóa học khác sẽ gây hỏng màu hoặc không phát màu.

Những quả pháo hoa phát ra ánh sáng màu đỏ được tạo nên từ muối stronti và muối lithium. Cụ thể hơn, lithium carbonate sẽ cho ra màu đỏ, còn stronti carbonate sẽ tạo nên màu đỏ nhạt hơn.

Pháo hoa có màu xanh lá thì được cấu thành từ hợp chất bari clorua. Màu xanh dương thì từ hợp chất đồng clorua, nhưng đồng cùng clo hóa trị một sẽ tạo ra màu xanh dương của những viên ngọc.

Cụ thể các màu sắc được tạo ra từ những nguyên tố như sau:

- Cam: canxi clorua, canxi sulfate.
- Vàng: sự đốt cháy của sắt cùng carbon, than củi tạo ra vàng đậm; natri nitrat, cryolite (băng thạch) tạo ra vàng nhạt.
- Trắng: magie và nhôm nóng chảy, hoặc bari oxit.
- Tím: hỗn hợp của stronti (đỏ) và đồng (xanh lam).
- Xám: nhôm nóng chảy cùng titan, hoặc bột magiê.

Chuyên trang Quản lý môi trường

Tags Pháo hoa pháo bông

Các tin khác

Cử tri tỉnh Lạng Sơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá đô thị đạt đô thị thông minh, có cơ chế ưu đãi cho các đô thị phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Khoảng cách ly (khoảng cách an toàn về môi trường) của các xí nghiệp công nghiệp tuân thủ theo quy hoạch xây dựng được duyệt.

Bạn đọc hỏi: Gần đây có một số dự án đốt rác phát điện được xây dựng và đưa vào vận hành như tại Hà Nội, Bắc Ninh, Cần Thơ, Bình Dương... Vậy xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, Việt Nam hiện có bao nhiêu nhà máy đốt rác phát điện?

Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết: Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục