Để rác thải nhựa sống thêm ít nhất một vòng đời rực rỡ và có ích

  • Cập nhật: Thứ bảy, 15/7/2023 | 9:45:36 AM

QLMT - Có nhiều người nước ngoài đang khởi nghiệp tại Việt Nam, trong đó có startup PlasticPeople với mong muốn hồi sinh "nhựa chết" thành sản phẩm hữu ích trên chính mảnh đất hình chữ S.

Việt Nam liên tục lọt top các quốc gia phát sinh nhiều rác thải nhựa nhất
Việt Nam liên tục lọt top các quốc gia xả nhiều rác thải nhựa nhất thế giới. Ảnh: ITN

Theo một nghiên cứu uy tín, hiện nay ở Việt Nam, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi ni lông, hơn 80% số túi ni lông đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Các loại nhựa không được thu gom bị chôn lấp ở bãi rác tới cả trăm năm, hoặc tệ hơn là trôi dạt ra môi trường và gây nguy hiểm cho cả hệ sinh thái.

Với khả năng, đam mê và mong muốn làm cho thế giới sạch hơn, năm 2018, Nestor Catalan, Mariano Nano Morante đã đến Việt Nam và thành lập nên startup PlasticPeople chuyên tái chế các loại rác thải nhựa thành những đồ vật hữu ích. Từ đây rác thải nhựa thay vì bị đổ ra các bãi rác, sông suối, đại dương sẽ được sống thêm ít nhất một vòng đời rực rỡ và có ích.

Hai nhà đồng sáng lập của startup PlasticPeople, Nestor Catalan (Tây Ban Nha) và Nano Morante (Argentina), đang thảo luận với nhau trên bàn làm việc với các vật liệu được sản xuất từ rác thải nhựa.
Hai nhà đồng sáng lập của startup PlasticPeople, Nestor Catalan (Tây Ban Nha) và Nano Morante (Argentina), đang thảo luận với nhau trên bàn làm việc với các vật liệu được sản xuất từ rác thải nhựa. Ảnh: Elle Vietnam.

PlasticPeople thu mua tất cả các loại rác thải nhựa và đặc biệt ưu tiên các loại rác thải nhựa sau sử dụng - loại khó tái chế hơn vì PlasticPeople coi đó là "sứ mệnh" mà công ty đặt ra.

Nguồn nguyên liệu mà PLASTICPeople sử dụng đến hoàn toàn từ các nguồn rác thải sinh hoạt và sản xuất thường ngày, được nhặt nhạnh về nhà máy bởi hệ thống thu gom ve chai đắc lực, hoặc được gửi bởi các tổ chức, trường học, công ty và bất kỳ ai muốn đóng góp nhựa.

Điểm khác biệt lớn nhất của PLASTICPeople so với những startup khác là khả năng tạo ra những thành phẩm hoàn thiện, có tính thẩm mỹ, kinh tế và ứng dụng cao cho các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp.

Nội thất của Pizza 4P’s tại Đà Nẵng được PLASTICPeople tạo nên từ 3 tấn rác thải nhựa
Nội thất của Pizza 4P’s tại Đà Nẵng được PLASTICPeople tạo nên từ 3 tấn rác thải nhựa. Ảnh: Pizza 4P’s

Các sản phẩm của PLASTICPeople tạo ra từ việc tái chế rác thải nhựa rất đa dạng, từ nội thất tối giản mang cảm hứng đương đại hay vật liệu xây dựng cỡ lớn như mái tôn, trụ, cột. Từ sản phẩm gia dụng như chiếc lót cốc hoặc cả những chất liệu thô để các khách hàng có thể tự quyết định.

Các dự án lớn mà PLASTICPeople tham gia, có thể kể đến những lần hợp tác với Wink Hotels, Chocolate Marou, Rice Creative, Pizza 4P ...

Sản phẩm từ dự án kết hợp với Rice Creative
Sản phẩm từ dự án kết hợp với Rice Creative. Ảnh: PLASTICPeople

Nhận định rằng việc sử dụng nhựa là điều khó tránh khỏi trong nền kinh tế tuyến tính như hiện nay, và dù có PLASTICPeople hay không thì mức tiêu thụ nhựa cũng không thể giảm thành 0. "Vì thế chúng tôi phải làm việc ở ‘nhiều mặt trận’ khác nhau. Một mặt là tiếp tục tái chế rác thải thành sản phẩm hữu dụng, mặt khác là tổ chức các workshop với cộng đồng và trường học để giúp mọi người tự nhận thức và giảm thiểu hành vi tiêu dùng nhựa của mình.” - đại diện PLASTICPeople cho hay.

ĐAN VY

Tags PlasticPeople rác thải nhựa startup tái chế

Các tin khác

Nhà máy có quy trình xử lý rác thải khép kín, với năng lực xử lý mỗi ngày trên 20 tấn rác, thu về khoảng 6 tấn phân hữu cơ và 200 lít xăng dầu.

Những tấm gương sáng trong ngành giáo dục và khoa học luôn là nguồn cảm hứng không ngừng cho thế hệ trẻ. Trong số những nhà giáo và nhà khoa học ưu tú của lĩnh vực xây dựng, không thể không nhắc đến Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Liên - một người thầy tận tụy, một nhà khoa học lỗi lạc và một nhà lãnh đạo mẫu mực.

Ba công trình của PGS.TS Trần Mạnh Trí được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc top 5% hàng đầu thế giới trong các ngành kỹ thuật môi trường, độc học và sức khỏe, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do sự phát tán của các hóa chất tổng hợp.

Ông Trần Văn Hân, đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã sáng tạo nhiều ý tưởng để các xe điện lấy rác hoạt động tốt hơn, giúp công nhân môi trường đỡ vất vả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục